Thị trường đèn led toàn cầu 2023-2030
Quy mô thị trường chiếu sáng LED toàn cầu dự kiến sẽ sẽ đạt 152.442,3 triệu USD vào năm 2030 và mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 10,5% từ năm 2022 đến năm 2030 (theo Grand View Research và Research And Markets).
Trước đó con số này được dự báo từ 2017-2025 chỉ ở mức 6,1 %. Ấn Độ gần đây đã công bố kế hoạch phát triển 100 thành phố thông minh vào năm 2030 và phê duyệt khoản đầu tư gần 15 tỷ USD cho dự án này. Điều đó có thể thúc đẩy yêu cầu về chiếu sáng LED ngày càng tăng cao.
Chính phủ Việt Nam đang ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng đèn LED thông qua hai dự án lớn: dự án chiếu sáng công cộng hiệu quả năng lượng Việt Nam (VEEPL), kế hoạch sử dụng năng lượng hiệu quả quốc gia Việt Nam (VNEEP) – nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải carbon và hướng tới 2025, 100% đèn đường sử dụng đèn LED.
Theo 1 số thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2022, tỷ lệ đô thị hoá Việt Nam ước đạt 41,7% (1,2% YoY) và dự báo sẽ đạt trên 50% trong năm 2030; Việt Nam có hơn 400 khu công nghiệp tính đến 12/2022, các chuyên gia dự báo con số này sẽ tăng gấp 1.5 lần trong năm 2030. Bên cạnh đó tính chung 9 tháng năm 2023, khách quốc tế đến nước ta ước đạt 8,9 triệu lượt người, gấp 4,7 lần cùng kỳ năm trước.
Du lịch ở Việt Nam đang trở nên phổ biến rộng rãi, từ đó thị trường ánh sáng LED đang có ảnh hưởng tích cực nhờ số lượng khách sạn ngày càng tăng. Có thể thấy thị trường chiếu sáng LED rất có tiềm năng trong tương lai và được kỳ vọng sẽ đạt giá trị 982,8 triệu USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng (CAGR) là 7% trong giai đoạn 2023 – 2028 (Theo dự báo của IMARC Group).
Hiện có khoảng hơn 200 doanh nghiệp đăng ký với thương hiệu sản phẩm đèn LED trên thị trường Việt Nam và được chia làm 4 nhóm:
- Nhóm 1: là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất thiết bị chiếu sáng có truyền thống, quy mô điển hình (Rạng Đông, Điện Quang,..)
- Nhóm 2: là những doanh nghiệp với quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Sản phẩm được sản xuất theo hình thức ODM, OEM – các DN Việt đặt ra các yêu cầu về sản phẩm, sau đó đặt các nhà sản xuất ODM, OEM thiết kế, chế tạo và DN Việt đặt hàng sẽ dán thương hiệu của mình lên dòng sản phẩm đó.
- Nhóm 3: gồm các DN không thực hiện đầu tư, mà chỉ đặt hàng theo mẫu mã sản phẩm trên thị trường với giá rẻ về bán cho khách hàng.
- Nhóm 4: gồm các thương hiệu chuyển từ sản xuất sang nhập khẩu thành phẩm về phân phối tại thị trường Việt Nam, theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng của các hãng đèn LED thế giới, với mức giá thành tương đối cao.
Thị trường đèn LED tại Việt Nam đang trải qua một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, với nhiều thuận lợi và thách thức đặt ra. Một trong những thuận lợi lớn nhất là việc thế giới đã và đang nghe lắng tiếng gọi về “Thỏa thuận xanh” của EU. Việt Nam cũng đang có sự chuyển đổi nhanh chóng từ đèn sợi đốt, đèn compact sang đèn LED. Các chính sách, chủ chương được đặt ra nhằm khuyến khích việc sử dụng đèn LED đang dần trở nên hiệu quả và cũng là một yếu tố quan trọng giúp thị trường phát triển.
Mặc dù đèn LED được xem là sản phẩm của tương lai, tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố làm chậm tốc độ phát triển của đèn LED tại thị trường Việt Nam, phải kể đến như: Đèn LED màu xanh dương và trắng được cho là phát ra ánh sáng vượt mức tiêu chuẩn an toàn với lượng ánh sáng xanh quá lớn, gây nguy hại cho mắt theo tiêu chuẩn đưa ra của bộ y tế.
Có thể độ phủ của đèn LED tại thành thị là khá cao, tuy nhiên đối với những vùng có mức thu nhập thấp hơn như nông thôn, việc sẵn lòng chi trả cho sản phẩm LED thật sự là đắn đo và khó khăn.
Tham khảo thêm về những tin tức,sự kiện kinh tế khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!
Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hello@nhuongquyenviet.vn