Logistics Việt Nam lọt top 10 thị trường mới nổi năm 2023

Logistics Việt Nam lọt top 10 thị trường mới nổi năm 2023

Thị trường logistics Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển

Nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận Agility mới công bố danh sách 50 thị trường logistics mới nổi hấp dẫn nhất thế giới năm 2023. Theo đó, Việt Nam xếp hạng 10 trên tổng số 50 thị trường logistics mới nổi.

Tại Đông Nam Á, Việt Nam đứng sau Malaysia, Indonesia và Thái Lan nhưng xếp trên Philippines, Myanmar và Campuchia. So với bảng xếp hạng năm ngoài, năm nay, Việt Nam cải thiện 1 bậc lên vị trí thứ 10.

Chỉ số xếp hạng của Agility dựa trên 4 tiêu chí gồm: cơ hội logistics trong nước, cơ hội logistics quốc tế, chỉ số sẵn sàng công nghệ, nguyên tắc kinh doanh.

Về cơ hội logistics trong nước, Việt Nam được đánh giá ở ví trí 16, cải thiện 1 bậc so với năm 2022 với 5.02 điểm. Dựa trên các điều kiện kinh doanh và chỉ số sẵn sàng công nghệ, Việt Nam được đánh giá lần lượt ở vị trí 19 và 15 của bảng xếp hàng.

Thị trường logistics Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển
Thị trường logistics Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển

Xét trên yếu tố cơ hội logistics quốc tế, Việt Nam hiện dẫn đầu Đông Nam Á, đứng vị trí thứ 4 của bảng xếp hạng với 6.03 điểm. Báo cáo đánh giá, Việt Nam là nước hưởng lợi từ khi các doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ toàn cầu đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung và giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Đơn cử, năm 2020, Apple bắt đầu lên kế hoạch mở rộng hoạt động lắp ráp tại Việt Nam. Sony, Samsung và LG cũng đã mở rộng sản xuất tại Việt Nam, xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải hỗ trợ hoạt động kinh doanh.

Cách thu hút đầu tư logistic tại Việt Nam

Tuy nhiên, đầu tư logistic tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Để thoát “bẫy” thu nhập trung bình, giảm nguy cơ đối diện với các thách thức về năng suất lao động thấp, ô nhiễm môi trường,…

Và tiến xa hơn trên bảng xếp hạng, báo cáo chỉ ra, Việt Nam cần cung cấp cho các nhà đâu tư gói hệ thống sinh thái sản xuất hoàn chỉnh gồm: đa dạng các nhà cung cấp, liên kết công nghệ thông tin tốt, lao động chất lượng cao và logistics tối ưu. Điều này quan trọng trong việc cải thiện chi phí hậu cần tại Việt Nam khi chi phí logistics hiện ở mức 20% GDP, cao hơn so với mức trung bình châu Á, theo ước tính của Aligity.


Tham khảo thêm về những tin tức,sự kiện kinh tế khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!

Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hello@nhuongquyenviet.vn

5/5 - (1 bình chọn)
Translate »