KFC sự nghiệp thăng trầm đến phủ sóng toàn cầu

Trước khi KFC được nhiều người biết đến thì ông chủ của đế chế đồ ăn nhanh này đã phải trải qua nhiều công việc khác nhau mới có thể chạm đến thành công như hiện tại.
Vỡ nợ ở tuổi 60, Harland Sanders-cha đẻ KFC, bắt đầu lại với 105 USD trợ cấp làm nên đế chế gà rán mang thương hiệu riêng của mình. Sau đó, ông quyết định chuyển hướng sang nhượng quyền bí quyết của mình cho các nhà hàng khác.

Năm 1986, nhãn hiệu Kentucky Fried Chicken chính thức được Pepsi Co mua lại. Đến năm 1991, thương hiệu này đã ra mắt logo mới là KFC.

Cuộc đời đầy biến cố

Người sáng lập nên “đế chế gà rán” KFC là Harland Sanders (1890 – 1980). Lúc nhỏ, ông từng làm việc trong trang trại của mình phụ giúp gia đình. Sau khi người bố của mình qua đời, ông đảm nhận vai trò chăm sóc các em và chăm lo việc bếp núc. Năm ông 12 tuổi, ông bỏ học và một năm sau ông rời khỏi nhà và nhận công việc sơn xe ngựa.

Harland Sanders-ông chủ đế chế gà rán KFC
Năm 16 tuổi, ông khai man ngày sinh và được gia nhập vào quân đội Hoa Kỳ, vào một năm sau đó ông giải ngũ một cách danh dự và từ đây ông chuyển đến sinh sống cùng chú. Sau đó ông có được cho mình công việc công nhân đốt lò tuy vậy cũng chỉ duy trì được ba năm thì bị sa thải. Có cho mình một mái ấm nhỏ khi ông 18 tuổi nhưng chỉ 2 năm sau đó cuộc hôn nhân này cũng đổ vỡ.

Sau một thời gian ông hành nghề luật sư được vài năm và vẫn phải dừng lại con đường này sự cố khi làm việc. Người viết tiểu sử John Ed Pearce nói rằng: “Ông gặp thất bại lặp đi lặp lại phần lớn là do tính cách ngỗ ngược, thiếu tự chủ, thiếu kiên nhẫn và thiếu ngoại giao tự cho mình là đúng”.

Đến năm 40 tuổi, ông cảm thấy mình thích hợp với công việc nấu nướng. Sự thích hợp này đến từ những ngày chăm những người em của mình lúc bé, niềm đam mê bếp núc đã làm cho ông sáng tạo ra được những món thức ăn nhanh, những loại nước sốt tuyệt mỹ.

Không làm Harland thất vọng, lần này ông đã thực sự nổi tiếng với món gà rán được tẩm ướp từ nhiều loại thảo mộc của mình. Tưởng chừng mọi thứ đã mỉm cười với ông thì đến năm 1950, do ảnh hưởng từ việc sụt giảm nghiêm trọng của nền kinh tế, ông đành ngậm ngùi bán lại toàn bộ tài sản của mình và trở về lại với vạch xuất phát.

Ở tuổi 65, sau chuỗi ngày nhận tiền trợ cấp chỉ còn 105 đô đến suýt nảy đến ý định tự tử. Ông đã tự vực dậy được bản thân khi nhận ra khả năng nấu nướng của ông cũng rất tuyệt vời và có thể bắt đầu lại mọi thứ từ việc nấu nướng.

 

Khởi nghiệp ở tuổi 65

Ở tuổi 65 ông tìm lại niềm đam mê bếp núc của mình với số vốn từ số tiền trợ cấp ít ỏi tạo ra các công thức gà rán riêng biệt và những loại sốt đặc trưng và tìm đến từng nhà hàng để mời chào họ mua công thức gà rán tâm huyết của mình. Nhưng với cuộc đời ông không một thứ gì có thể đến với ông được dễ dàng.

1009 lần mời chào, 1009 lần ôm vào mình nỗi thất vọng khi mọi người đều từ chối ông, tuy vậy vẫn mang trong mình lòng tin vào bản thân mình ông đã thực sự thành công ở lần thứ 1010.

Từ đó thương hiệu Kentucky Fried Chicken- tên thương hiệu KFC ban đầu của ông được nhiều người đón nhận và biết đến. Ông bắt đầu bận rooinj với việc ký kết các hợp đồng nhượng quyền và ra sách, bán những gói gia vị thảo mộc theo công thức bí mật của ông. Đến cuối năm 1963, Harland Sanders đã mở rộng chuỗi thương hiệu của mình bằng cách nhượng quyền chuỗi đồ ăn nhanh tâm huyết của mình.

Có hơn 600 cửa hàng nhượng quyền ở Mỹ và Canada và hơn 400 cửa hàng ở những quốc gia khác, tên tuổi của ông được lan rộng đạt được sự thành công vượt ngoài cả mong đợi của mình.

thức ăn nhanh KFC

Ở tuổi 88, ông đã trở thành một triệu phú với hệ thống chuỗi đồ ăn nhanh trải dài nhiều quốc gia trên thế giới. Đến năm 1986, nhãn hiệu Kentucky Fried Chicken chính thức được Pepsi Co mua lại. Đến năm 1991, thương hiệu này đã ra mắt logo mới là KFC. Năm 2002, KFC thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn YUM! Restaurants International.

Tính đến thời điểm hiện tại, KFC là hệ thống nhà hàng gà rán lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau McDonald. Cụ thể, tính đến tháng 12/2019, KFC có tới hơn 22.000 nhà hàng tại 150 quốc gia, cũng là thương hiệu phục vụ gà rán lớn nhất với gần 19.000 nhà hàng tại 118 quốc gia trên toàn thế giới.

thương hiệu KFC

Hiện tại, dù ông đã qua đời nhưng chuỗi thương hiệu của ông vẫn liên tục phát triển và mở rộng khắp năm châu. Ông cũng đã truyền cảm hứng được cho rất nhiều người khi muốn kinh doanh thông qua câu chuyện 1009 lần thất bại của mình không chỉ vậy ông cũng tạo cho người khác cơ hội kinh doanh cùng với mình thông qua việc mua nhượng quyền thương hiệu gà rán KFC của mình.

Nhượng quyền những thương hiệu lớn cần chuẩn bị những gì tìm hiểu ngay tại đây nhé

Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hello@nhuongquyenviet.vn

Rate this post
Translate »