Để đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số, doanh nghiệp Logistics cần làm gì ?

Để đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số, doanh nghiệp Logistics cần làm gì?

Logistics là một trong những ngành then chốt, được ví như “mạch máu” của nền kinh tế quốc dân. Do đó, đây là ngành cần được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt trong khía cạnh “số hóa” để có thể đáp ứng, thích nghi với bối cảnh thị trường, hỗ trợ tối đa thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác.

Logistics cần thiết phải chuyển đối số

Các chuyên gia cho rằng, công nghệ số sẽ giúp ngành logistics vượt qua các thách thức bằng cách tối ưu hóa quy trình, giao tiếp từ đầu đến cuối, quản lý chuỗi cung ứng, cải thiện trải nghiệm của khách hàng và kiểm soát chi phí.

Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ số trong doanh nghiệp logistics là quá trình chuyển đổi đột phá mang tính khoa học cao, đòi hỏi sự tiên phong nghiên cứu và đề xuất mô hình phù hợp với quy hoạch kinh tế xã hội từng khu vực cũng như môi trường thiên nhiên. Quá trình đó đòi hỏi những bước phát triển và mô hình thời gian phù hợp để đảm bảo sự thành công.

Logistics cần thiết phải chuyển đối số
Logistics cần thiết phải chuyển đối số

Trước tình trạng cạnh tranh và sự bùng nổ của nền kinh tế số, cùng với thương mại điện tử ngày càng nhanh mạnh, đặc biệt trước áp lực của dịch COVID-19, các doanh nghiệp logistics đã phần nào nhận thức được vấn đề đẩy nhanh chuyển đổi số và ứng dụng những thành tựu công nghệ vào hoạt động kinh doanh nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế, cũng như tối ưu hóa trong các dây chuyền sản xuất, cung ứng sản phẩm. Chuyển đổi số thực sự trở nên cấp thiết để các doanh nghiệp trong ngành vượt qua khó khăn và tăng tốc phát triển.

Thực tế, chi phí logistics của Việt Nam vẫn còn khá cao so với các quốc gia, như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và khối EU do hạn chế về kết cấu hạ tầng cảng biển gắn liền với dịch vụ sau cảng; công tác quy hoạch hạ tầng logistics, gồm cảng biển, cảng cạn, trung tâm logistics, depot, bãi đậu xe tải, xe container,… chưa hiệu quả. Do đó, ứng dụng công nghệ số hóa là yêu cầu cần thiết để cắt giảm chi phí.

Các doanh nghiệp đang triển khai nhiều giải pháp

Trong bối cảnh khôi phục và phát triển dịch vụ logistics sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, một số doanh nghiệp lớn đã áp dụng thành công giải pháp công nghệ mang lại hiệu quả cho dịch vụ logistics, giảm đáng kể chi phí liên quan. Đây là những kết quả rất đáng khích lệ, tạo động lực để triển khai quyết liệt hơn nữa chuyển đổi số trong ngành.

Bên cạnh đó, Tân Cảng Sài Gòn đã và đang từng bước ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào công tác chăm sóc khách hàng và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Đối với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, hiện nền tảng bản đồ Vmap đang được xây dựng cùng cơ sở dữ liệu địa chỉ theo thời gian thực về định vị, dữ liệu về địa chỉ, gán mã cho địa chỉ đến hộ gia đình. Nền tảng mã địa chỉ bưu chính có khả năng số hóa, định vị chính xác vị trí địa chỉ của khách hàng nhằm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực, dịch vụ cần “tìm” khách hàng.

Giải pháp này góp phần tối ưu hóa việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa từ người gửi đến người nhận của doanh nghiệp bưu chính, vận tải, logistics, thương mại điện tử… nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và tăng cường tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp đang triển khai nhiều giải pháp
Các doanh nghiệp đang triển khai nhiều giải pháp

Để làm chủ hoạt động vận hành, phục vụ nhanh chóng, hiệu quả hơn, ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Kinh Doanh cước quốc tế đường hàng không Công ty cổ phần Logistics U&I cho biết, công ty đã ứng dụng chuyển đổi số vào xây dựng các hệ thống quản lý nghiệp vụ theo nhu cầu đặc thù của khách hàng như: quản lý kho, quản lý vận tải, quản lý vận hành tập trung, quản lý nhân sự, quản lý quan hệ khách hàng… và phân tích thông minh.

Việc này giúp tối ưu hóa tuyến đường vận chuyển và thời gian quản lý hàng hóa, giảm chi phí phân phối và lưu kho, tăng khả năng hiển thị chuỗi cung ứng, cắt giảm chi phí hành chính và lỗi hóa đơn, theo dõi chính xác hoạt động giao nhận vận tải trên một nền tảng.

Theo ông Trương Tấn Lộc, các doanh nghiệp logistics cần sự đồng hành, ủng hộ, hợp tác của doanh nghiệp, giảm thiểu các rủi ro và đơn giản hóa quy trình trong xây dựng và phát triển giải pháp mới cho hệ thống logistics tại địa phương cũng như kết nối liên vùng. Đồng thời, cần việc xây dựng hệ thống dữ liệu chung cho hệ thống cảng biển Việt Nam, kết nối với các cảng trong khu vực và trên thế giới, góp phần tăng hiệu suất khai thác, tăng sức cạnh tranh của Việt Nam với các cụm cảng lân cận như Singapore hay Thái Lan, Hong Kong (Trung Quốc).

Giám đốc Công ty TNHH Kho vận Mekong Đặng Thị Bích Loan cho rằng, với vai trò là người gác cửa nền kinh tế, ngành Hải quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngành logistics Việt Nam. Công ty TNHH Kho vận Mekong kiến nghị ngành Hải quan cần chuyển đổi số, số hóa quy trình nghiệp vụ nhanh hơn, tinh gọn hơn để các doanh nghiệp logistics hoạt động hiệu quả hơn,…


Tham khảo thêm về những tin tức,sự kiện kinh tế khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!

Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hello@nhuongquyenviet.vn

 

4.3/5 - (17 bình chọn)
Translate »