Tình hình kinh doanh chuỗi các nhà hàng hiện đang ra sao?

Thị trường kinh doanh chuỗi các nhà hàng hiện đang ra sao?

Mặc có nhiều biến động trong kinh tế từ cuối năm 2022, đầu năm 2023 và thị trường chung được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên theo Euromonitor, giá trị thị trường ngành F&B Việt Nam trong năm 2023 dự kiến sẽ tăng 18% so với 2022, đạt mốc doanh thu khoảng 720.300 tỷ đồng.

Tình hình kinh doanh của chuỗi F&B hiện nay

Sau hai năm sinh tồn vì đại dịch Covid-19, thị trường F&B năm 2022 đã lấy lại được mức tăng trưởng, thậm chí vượt mức trước Covid-19. Cụ thể, năm 2022, Việt Nam ghi nhận có khoảng 338.600 nhà hàng với tốc độ tăng trưởng hằng năm giai đoạn 2016 – 2022 là khoảng 2%. Quy mô doanh thu ngành F&B cũng tăng ấn tượng 39% so với năm 2021, lên mức đạt gần 610 nghìn tỷ, vượt thời điểm trước dịch năm 2019.

Với sự hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ, ngành F&B được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ ổn định và dự kiến đạt giá trị gần 940 nghìn tỷ đồng vào năm 2026.

Chỉ có 5% thị phần được ghi nhận đến từ các chuỗi dịch vụ ăn uống
Chỉ có 5% thị phần được ghi nhận đến từ các chuỗi dịch vụ ăn uống

Xét về cơ cấu doanh thu dịch vụ F&B trên cả nước năm 2022, doanh thu có sự phân hóa mạnh mẽ khi 95% doanh số đến từ dịch vụ ăn uống đơn lẻ (nhà hàng, quán ăn) trong khi chỉ có 5% thị phần được ghi nhận đến từ các chuỗi dịch vụ ăn uống. Lý do lớn nhất chính là giá cả đồ ăn thức uống tại các chuỗi dịch vụ ăn uống vẫn khá cao so với thu nhập của người Việt Nam.

Một số các thương hiệu lớn kinh doanh chuỗi các nhà hàng

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa các chuỗi dịch vụ ăn uống không phát triển. Mặc dù chiếm thị phần nhỏ trong doanh thu ngành ăn uống nhưng với sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu tại thị trường Việt Nam (26% dân số thuộc tầng lớp trung lưu vào năm 2026), thị trường chuỗi đồ ăn sẽ tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt trong các đô thị loại một.

Một số mô hình kinh doanh các chuỗi nhà hàng tại Việt Nam nổi tiếng như Kichi Kichi, King BBQ, Hotpot Story hay Sumo BBQ,…Thông thường, các nhà hàng này thuộc sở hữu của những chủ nhân khác nhau và luôn cạnh tranh nhau như: KFC, Lotteria, Pizza Hut, The Pizza Company.

Nhưng nó cũng có thể nằm trong một chuỗi nhà hàng lớn được sở hữu bởi một đơn vị kinh doanh. Thị phần này khá nhỏ nên chỉ có một số tập đoàn đầu tư vào lĩnh vực này. Các “ông lớn” sở hữu chuỗi nhà hàng nổi tiếng tại Việt Nam như: Golden Gate, Redsun, Redwok,…

Golden Gate “ông lớn” sở hữu chuỗi nhà hàng nổi tiếng tại Việt Nam
Golden Gate “ông lớn” sở hữu chuỗi nhà hàng nổi tiếng tại Việt Nam

Kinh doanh chuỗi nhà hàng đang là mô hình quan tâm hiện nay, tuy nhiên để gắn kết thành một chuỗi các nhà hàng thành công thì không phải điều dễ dàng. Sau đại dịch,  thay đổi lớn nhất của khách chính là thói quen gọi đồ ăn trực tuyến và giao hàng tận nhà trở nên bùng nổ.

Mặc dù thị trường ẩm thực vẫn sẽ quay trở lại hoạt động bình thường nhưng thực khách giờ đây có sự yêu cầu về chất lượng cao hơn, mong muốn nhận được nhiều trải nghiệm tốt hơn, nhiều dịch vụ giá trị hơn. Đây là xu hướng bắt buộc chung của ngành ẩm thực vì vậy các đơn vị F&B phải không ngừng hoàn thiện để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng.


Tham khảo thêm về những tin tức,sự kiện kinh tế khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!

Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hello@nhuongquyenviet.vn

4.6/5 - (8 bình chọn)
Translate »