Tài chính tiêu dùng được hiểu đơn giản là việc các tổ chức tín dụng cung cấp các khoản vay trực tiếp cho cá nhân,hộ gia đình với mục đích mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho mục đích tiêu dùng. Tại Việt Nam, hình thức này hoạt động thông qua các công ty tài chính, đã mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho các tổ chức tín dụng, khách hàng, mà còn cho cả nền kinh tế.
Tiềm năng phát triển của tài chính tiêu dùng tại Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có tiềm năng phát triển tín dụng rất mạnh. Với dân số gần 100 triệu người, nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh (11% so với năm 2021). Ngoài ra, sức tiêu thụ hàng hóa ngày càng tăng cùng xu thế phát triển của nền kinh tế, điều này tạo điều kiện cho những công ty tài chính tiêu dùng phát triển và giúp người dân đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
Để phục vụ và nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của người dân, chính phủ Việt Nam cũng có Quyết định 149 về chiến lược tài chính toàn diện quốc gia với nhiều giải pháp tích cực nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn tài chính phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, nhất là các đối tượng dưới chuẩn, không có khả năng tiếp cận các ngân hàng thương mại từ các tổ chức tài chính vi mô, hệ thống các quỹ tín dụng và các công ty tài chính tiêu dùng được ngân hàng Nhà nước cấp phép.
Hiện đã có 16 công ty tài chính được ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động cho vay tiêu dùng cho đối tượng chủ yếu là những người có thu nhập không ổn định, khó tiếp cận được vốn vay từ các ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt.
Tuy nhiên, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam hiện nay vẫn đang là cuộc chơi của 4 doanh nghiệp lớn với thị phần áp đảo như: hai công ty liên doanh FE Credit, Mcredit và hai doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài là Home Credit, HD Saison. Một điều đặc biệt là phần lớn các doanh nghiệp về tài chính tiêu dùng đều có vốn 100% từ nước ngoài, chiếm 60-70% trong thị phần.
Một số công ty tài chính tiêu dùng tại Việt Nam
STT | Tên | Tên công ty | Tình trạng |
1 | FE Credit | Công ty tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC | Liên doanh |
2 | Mcredit | Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei | Liên doanh |
3 | HD Saison | Công ty tài chính TNHH HD Saison | FDI |
4 | Home Credit | Công ty tài chính TNHH MTV Home credit Việt Nam | FDI |
5 | Lotte Finance | Công ty tài chính TNHH MTV Lotte Việt Nam | FDI |
6 | Shinhan Finance | Công ty tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam | FDI |
7 | JACCS Việt Nam | Công ty tài chính TNHH MTV quốc tế việt nam JACCS | FDI |
8 | Toyota | Công Ty TNHH MTV Tài Chính Toyota Việt Nam | FDI |
9 | Mirae Asset Finance | Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset (Việt Nam) | FDI |
10 | EVN Finance | Công ty tài chính cổ phần Điện Lực | Cty Cổ phần |
11 | VietCredit | Công Ty Tài Chính Cổ Phần Tín Việt | Cty Cổ phần |
12 | SHB Finance | Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội | 100 % của SHB |
Với sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại, theo chuỗi dần thay thế cho các cửa hàng riêng lẻ truyền thống giúp nhà cung cấp dịch vụ tài chính tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với số lượng lớn khách hàng vay.
Các công ty tài chính cũng ngày càng đẩy mạnh hoạt động của mình, cạnh tranh với một số mảng truyền thống của ngân hàng như thẻ tín dụng, ô tô. Một mặt các công ty tài chính phát triển sản phẩm chủ đạo là bán hàng trả góp, mặt khác từng bước phát triển sản phẩm cho vay tiền mặt.
Tuy nhiên, nhiều hạn chế của thị trường này cần phải tiếp tục khắc phục nhằm cải thiện hiệu quả cho vay tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng phi chính thức mà trọng tâm là tín dụng đen, góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế.
Tham khảo thêm về những tin tức,sự kiện kinh tế khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!
Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hello@nhuongquyenviet.vn