Sự thật thú vị về hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Bạn có thể nhìn thấy vô vàng các thương hiệu nổi tiếng của quán coffee, trà sữa, quần áo,… trên đường. Hầu hết chúng đều được mở dưới hình thức là kinh doanh nhượng quyền thương hiệu.

Vậy nhượng quyền là gì ? Lý do nào khiến cho hình thức này được sử dụng rộng rãi đến vậy ? Chúng ta sẽ bắt tay vào đi tìm câu trả lời thôi nhé.

Tổng quan về kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Nếu bạn muốn dấn thân vào kinh doanh nhượng quyền thì trước tiên phải nắm rõ được các khái niệm cơ bản về kinh doanh nhượng quyền.

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu hay còn có cái tên gọi khác là Franchise. Đây được biết đến là một hình thức kinh doanh phổ biến được một cá nhân hoặc tổ chức sử dụng thương hiệu hoặc tên của sản phẩm, dịch vụ nhất định để phục vụ cho kinh doanh.

Thông thường, trong hợp đồng nhượng quyền sẽ ghi rõ thời gian, một khoản chi phí để ràng buộc hai bên như lợi nhuận cửa hàng, chia phần trăm theo kinh doanh,…

Có thể lấy ví dụ một vài các thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng như Pizza Hut, KFC, McDonald’s,…

Sự thật thú vị về hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Hiện nay, các thương hiệu nổi tiếng đang muốn ưu tiên sử dụng hình thức kinh doanh nhượng quyền để có thể tạo độ phủ sóng của mình đối với người tiêu thụ.

Nhưng chi phí nhượng quyền thì lại không hề rẻ chút nào. Tùy vào khu vực mà bạn muốn mở cửa hàng nhượng quyền, sẽ có mức giá khác nhau như tại các thành phố lớn thì sẽ có mức giá nhượng quyền cao hơn các thành phố có quy mô vừa, nhỏ.

Tại sao nhiều người lại đổ xô đi sử dụng hình thức kinh doanh nhượng quyền?

Giống như thông tin chúng tôi cung cấp tới các bạn ở trên, hình thức kinh doanh nhượng quyền có thể giúp độ phổ biến của thương hiệu tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt, tên tuổi của thương hiệu sẽ được nhiều người biết đến hơn mà chi phí, rủi ro ở mức rất thấp.

Để mở được một cửa hàng của riêng mình thì cần phải tốn rất nhiều tiền bạc nhưng đối với cửa hàng nhượng quyền, bạn sẽ được san sẻ chi phí với đối tác kinh doanh. Hơn hết, hầu như các thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng đều là thương hiệu nước ngoài.

Điều này sẽ giúp cho nhiều khách hàng tìm đến bạn hơn vì họ đã biết được sử nổi tiếng của thương hiệu qua các thông tin trên mạng, sách, báo,… Như vậy với hình thức kinh doanh này, cả hai bên cùng có lợi và giúp cho tiếng tăm của thương hiệu vang xa hơn nữa.

Những ưu điểm và nhược điểm của hình thức kinh doanh nhượng quyền

Đối với bất cứ thứ gì đều có ưu điểm và nhược điểm, chúng tồn tại song song với nhau như âm và dương vậy. Hình thức kinh doanh nhượng quyền cũng vậy, chúng luôn có những ưu điểm vượt trội khiến cho rất nhiều người tham gia vào mô hình này. Tuy nhiên, chúng cũng có những nhược điểm mà bạn cần phải chú ý tới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem những ưu điểm, nhược điểm của hình thức kinh doanh này là gì nhé.

Ưu điểm của kinh doanh nhượng quyền

Nhờ vào những ưu điểm này mà hình thức kinh doanh nhượng quyền đang ngày càng được đông đảo các startup, chủ kinh doanh để ý tới. Đó là những ưu điểm như sau :

Chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ được đảm bảo với người tiêu dùng

Các bạn đã biết rằng, thương hiệu trước khi nhượng quyền đã xây dựng cho mình một hình ảnh minh bạch, trong sạch và có chất lượng sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời. Vì vậy khi thương hiệu được nhượng quyền, các chuỗi cửa hàng hệ thống phải được giám sát chặt chẽ để có thể đảm bảo được chất lượng, hình ảnh của thương hiệu đó.

Định vị thương hiệu sẵn có

Các thương hiệu muốn nhượng quyền đều sở hữu cho mình một số lượng thị phần đáng ngạc nhiên. Vì thế, các bên nhận thương hiệu sẽ không mất quá nhiều thời gian để xây dựng thương hiệu cho mình. Họ chỉ cần tập trung vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hệ thống quản lý sao cho cửa hàng được phát triển mạnh mẽ nhất.

Có hệ thống quy mô chặt chẽ, bài bản

Các quá trình vận hành kinh doanh hay tuyển chọn nhân viên đều được hệ thống hóa dựa trên một tiêu chuẩn nhất định. Có một đường lối dẫn dắt sẵn sẽ giúp các chủ thương hiệu phân bố dễ dàng đưa kế hoạch tới bên công ty nhận quyền hơn. Đồng thời sẽ giúp việc quản lý trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều lần.

Sự thật thú vị về hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Có hệ thống đào tạo chất lượng

Khi ký kết mô hình nhượng quyền kinh doanh, công ty nhận quyền sẽ được cung cấp toàn bộ hệ thống đào tạo một cách đầy đủ, chi tiết nhất. Điều này sẽ giúp bạn có đội ngũ nhân viên làm việc chất lượng cao, chuyên nghiệp và có tầm hiểu biết tốt về thương hiệu mà mình đang làm việc.

Nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ phía chủ thương hiệu

Để giúp thương hiệu của mình được phát triển mạnh mẽ hơn, các chủ thương hiệu thường hỗ trợ tối đa tới bên nhượng quyền. Đặc biệt trong các lĩnh vực như tiếp thị, pháp lý, thiết kế cửa hàng sẽ đều được chủ doanh nghiệp hỗ trợ. Điều này sẽ giúp cho bên nhận quyền có thể điều hành cửa hàng của mình tốt hơn.

Bên cạnh những ưu điểm này, mô hình nhượng quyền kinh doanh vẫn tồn tại những nhược điểm sau.

Nhược điểm của kinh doanh nhượng quyền

Những mặt ưu của mô hình kinh doanh nhượng quyền đã làm mờ mắt không biết bao người. Chúng tôi sẽ đưa ra những nhược điểm của kinh doanh nhượng quyền để giúp các bạn có thể hiểu biết rõ hơn về mô hình này nhé. Những nhược điểm của kinh doanh nhượng quyền là :

Không được phép điều hành toàn quyền thương hiệu

Mặc dù bạn là chủ cửa hàng của thương hiệu được nhượng đó nhưng bạn vẫn có cấp trên chính là chủ sở hữu thương hiệu. Vì thế, chỉ cần xuất hiện một lỗ hổng trong hình thức kinh doanh hay không đạt chuẩn những yêu cầu do bên nhượng quyền đưa ra thì bạn sẽ bị mất đi bản hợp đồng đáng giá này đó.

Cạnh tranh gay gắt giữa các chuỗi cửa hàng

Một điều bạn cần biết là bạn không phải người duy nhất được nhượng quyền thương hiệu. Có rất nhiều các cửa hàng nhượng quyền mà bạn phải cạnh tranh để dành được khách hàng về mình nhằm đạt được mục tiêu chủ thương hiệu đề ra. Cạnh tranh diễn ra rất căng thẳng nên thông thường các cửa hàng sẽ được tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thành mục tiêu của mình.

Thiếu đi sự sáng tạo

Do là cửa hàng nhượng quyền nên bạn phải làm theo những quy định, quy tắc đã được chủ thương hiệu vạch sẵn. Bạn sẽ phải làm mọi công việc dựa trên một cái khung vì thế sẽ khiến bạn mất đi sự sáng tạo trong kinh doanh. Đồng thời cũng sẽ khiến nhiều khách hàng chán nản vì cứ mãi “ một kiểu “ trong chuỗi cửa hàng này.

Đó là những ưu, nhược điểm đối với mô hình kinh doanh nhượng quyền. Nếu bạn xác định muốn đi theo hình thức kinh doanh này thì hãy chú ý tới những lưu ý sau để có thể thành công hơn.

Những điều cần biết khi tham gia vào mô hình kinh doanh nhượng quyền

Các ông lớn đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền thường phải tính toán, thảo luận rất kỹ càng để tránh những rủi ro có thể xảy ra. Đối với mô hình Franchise cũng vậy, mô hình này ẩn chứa nhiều khả năng dẫn đến rủi ro rất cao, gây mất hình tượng của thương hiệu. Vì thế, các chủ sở hữu thương hiệu cần lưu ý những điều sau trước khi đưa ra quyết định nhượng quyền nhé.

Có thể lấy ví dụ như trong lĩnh vực bất động sản. Nếu bạn là chủ sở hữu thương hiệu, khi nhượng quyền thương hiệu của mình bạn phải tính toán rất kỹ bởi lĩnh vực này chứa rất nhiều rủi ro khi trao thông tin của mình cho một công ty khác.

Đặc biệt bạn có thể bị đánh mất một vài thông tin của quan trọng khiến cho giá trị thương hiệu giảm sút gây ra hậu quả khó lường đến với hình ảnh của công ty. Vì vậy trước khi đưa ra quyết định làm việc gì hãy suy nghĩ thật kỹ.

Khảo sát thị trường

Trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định nào trong kinh doanh, chúng ta cần phải tìm hiểu thật kỹ thị trường đang diễn biến như thế nào. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhận quyền, khi đã quyết định bỏ tiền bạc của mình ra để mua thương hiệu thì cần phải chắc chắn sẽ đem về nguồn tài chính tương ứng.

Sự thật thú vị về hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Lưu ý là nếu bạn muốn kinh doanh nhượng quyền thương hiệu nước ngoài, thì cần phải khảo sát thị trường thật kỹ càng. Hãy tự đặt ra những câu hỏi như người dân có thực sự thích sản phẩm / dịch vụ của thương hiệu này hay không, thương hiệu này có nổi tiếng tại khu vực mà mình kinh doanh hay không,… Khi đã trả lời được những câu hỏi này rồi mới nên đưa ra quyết định.

Xem kỹ tính pháp lý trong hợp đồng và thương hiệu nhượng quyền

Các bạn nên nhớ rằng khi quyết định tiến tới một thỏa thuận mua, bán, nhượng quyền giữa hai bên, mọi chi tiết đều phải được ghi rõ ràng trong hợp đồng. Nhất là tính pháp lý, các quyền lợi và nghĩa vụ cần thiết. Hãy kiểm tra mọi thông tin một cách chính xác nhất và đảm bảo rằng thương hiệu bạn đã đăng ký bản quyền được pháp luật bảo hộ. Tránh những trường hợp phải chịu những rủi ro không đáng có nhé.

Một vài lưu ý nếu bạn đang có ý định tham gia kinh doanh nhượng quyền ở lĩnh vực bất động sản. Hãy chắc chắn rằng bạn đã đọc kỹ tính pháp lý và các quyền lợi, nghĩa vụ cần thiết trong hợp đồng. Liên quan tới đất đai là một việc rất gam go đó nhé. Vì thế chúng ta cần phải đảm bảo mình sẽ được pháp luật bảo vệ dù xảy ra trường hợp thế nào đi chăng nữa.

Chi phí phát sinh

Bên cạnh các chi phí để mua thương hiệu hay mở rộng cửa hàng, trang thiết bị, nhân viên,… thì bạn còn phải lo rất nhiều chi phí phát sinh khác. Đặc biệt có thể kể đến như việc trang trí cửa hàng sao cho hợp xu hướng, chi phí sửa sang cửa hàng, chi phí nguyên liệu,… Đồng thời bạn vẫn phải đảm bảo nguồn doanh thu hàng tháng để chi trả cho chủ sở hữu thương hiệu một khoản phần trăm doanh thu nhất định.

Rủi ro cạnh tranh cao

Chắc chắn đây là một yếu tố cực kì quan trọng để bạn xem xét trước khi quyết định mua thương hiệu nào đó. Nếu bạn mở một cửa hàng nhượng quyền tại một thành phố lớn, bạn sẽ phải cạnh tranh rất gay gắt giữa các cửa hàng nhượng quyền trong hệ thống chuỗi cửa hàng.

Nếu bạn không hoàn thành mục tiêu mà chủ sở hữu thương hiệu đề ra, chắc chắn bạn sẽ mất đi một vị trí trong chuỗi cửa hàng.


Tham khảo thêm về những thương hiệu nhượng quyền khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!

Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hello@nhuongquyenviet.vn

Rate this post
Translate »