Hàng hóa xuất sang Trung Quốc không phải xét nghiệm từ đầu 2023

Hàng hóa xuất sang Trung Quốc không phải xét nghiệm từ đầu 2023

Hải quan Trung Quốc gỡ bỏ các biện pháp xét nghiệm Covid-19 tại cửa khẩu với hàng hoá nhập khẩu, gồm cả hàng đông lạnh từ 8/1/2023.

Theo Bộ Công Thương, quy định này sẽ được hải quan Trung Quốc áp dụng từ 8/1/2023, đồng thời với thời điểm ngừng cách ly khách nhập cảnh vào nước này. Động thái này được cơ quan chức trách Trung Quốc đưa ra sau khi nước này thông báo mở cửa trở lại, nới lỏng dần chiến lược “zero Covid” nước này duy trì gần 3 năm qua.

Phía Trung Quốc yêu cầu, các tỉnh (khu tự trị) có liên quan triển khai nối lại hoạt động thông quan hàng hóa và vận tải hành khách tại các cửa khẩu biên giới một cách trật tự và ổn định theo phân loại và trình tự.

Trước động thái nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh với hàng hoá nhập vào Trung Quốc, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương, doanh nghiệp chủ động cập nhật thông tin về tình hình hàng hóa thông quan qua các cửa khẩu biên giới.

Các địa phương, nhất là nơi có vùng trồng nông sản xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc, doanh nghiệp xuất nhập khẩu… cần phối hợp với các tỉnh biên giới phía Bắc trong điều phối lưu lượng hàng hóa xuất khẩu qua địa bàn.

Sau khi dịch Covid-19 bùng phát cuối 2019, đầu 2020, Trung Quốc theo đuổi chiến lược “zero Covid”, nên hàng hoá xuất sang nước này bị siết chặt các biện pháp phòng dịch. Việc này dẫn tới nhiều thời điểm, nhất là cuối năm, hàng hóa ùn ứ tại các cửa khẩu phía Bắc do bị kiểm soát chặt chẽ phòng dịch, y tế.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo sẽ hạ cấp độ ứng phó Covid-19 làm cho hàng hóa dễ thông qua hơn
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo sẽ hạ cấp độ ứng phó Covid-19 làm cho hàng hóa xuất khẩu dễ thông qua hơn

Hôm 26/12, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo sẽ hạ cấp độ ứng phó Covid-19, ngừng cách ly bắt buộc với hành khách nhập cảnh nước này từ ngày 8/1/2023. Động thái này cho thấy Chính phủ Trung Quốc đang bước thêm bước nữa để tiến tới mở cửa hoàn toàn.

Với Việt Nam, ông Michael Kokalari, Kinh tế trưởng Quỹ đầu tư VinaCapital, cho rằng Trung Quốc mở cửa trở lại ít tác động với kinh tế Việt Nam hơn các quốc gia khác trong khu vực ASEAN. Nguyên nhân là mức độ tiếp xúc của nước ta với thị trường nội địa Trung Quốc khá khiêm tốn.

“Tác động quan trọng nhất với Việt Nam là lượng khách du lịch có khả năng trở lại bình thường trong nửa cuối năm 2023”, chuyên gia của VinaCapital nói, đồng thời dự báo đây là động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng thêm 2% trong năm sau.

Như vậy, sau gần 2 năm theo đuổi với chính sách “Zero Covid”, siết chặt quy trình nhập khẩu hàng hóa, đến nay, Trung Quốc đã dần gỡ bỏ các quy định.

Chính quyền Trung Quốc cũng sẽ mở cửa biên giới và dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp cách ly phòng dịch Covid-19 kể từ ngày 8/1/2023. Quyết định này là bước đi cuối cùng của Bắc Kinh trong việc hủy bỏ chính sách phòng dịch Zero Covid-19 được Trung Quốc áp dụng trong suốt 3 năm qua.

Là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, 11 tháng, thương mại 2 chiều Việt Nam-Trung Quốc đạt 162 tỷ USD, gần bằng cả năm ngoái (165 tỷ USD). Ngoài vai trò là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2, chỉ sau Mỹ, ở chiều nhập khẩu, đây là thị trường cung cấp máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hàng đầu của Việt Nam. 11 tháng,  đạt 109 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ.

Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc chắc chắn sẽ cải thiện hơn từ cuối năm 2022 và năm 2023.

 

Tham khảo thêm về những thông tin về sự kiện kinh tế khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!

Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua  hello@nhuongquyenviet.vn

Rate this post
Translate »