Doanh nghiệp nào đang chiến giữ thị phần trong ngành Thép Việt Nam?

Doanh nghiệp nào đang chiến giữ thị phần trong ngành Thép Việt Nam?

Thị trường thép Việt Nam đang là miếng bánh béo bở được rất nhiều doanh nghiệp tranh giành, nhiều thế lực mới nổi lên.

Thị trường bất động sản trầm lắng là một trong những nguyên nhân lớn khiến cho sản lượng sản xuất và tiêu thụ thép có xu hướng giảm trong năm 2023 vừa qua. Tuy vậy với nỗ lực thúc đẩy vốn đầu tư công, thúc đẩy phát triển hạ tầng, ngành này vẫn có những tín hiệu vui nhất định.

Về thép thô, tổng sản lượng sản xuất 8 tháng đầu năm đạt 12,414 triệu tấn, giảm 14% so với cùng kỳ. Sản lượng tiêu thụ đạt 12,147 triệu tấn, cũng giảm 10% so với cùng kỳ. Tín hiệu vui đến từ hoạt động xuất khẩu khi tổng sản lượng đạt 1,273 triệu tấn, tăng 82% so với cùng kỳ.

Thép xây dựng 8 tháng đầu năm trầm lắng với tổng sản lượng sản xuất đạt 6,848 triệu tấn, giảm 21,7% so với cùng kỳ. Sản lượng tiêu thụ đạt 6,78 triệu tấn, giảm 22,4% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng xuất khẩu đạt 1,117 triệu tấn, giảm 35,1% so với cùng kỳ.

Nếu tính theo từng mặt hàng, sản lượng tiêu thụ thép cuộn đạt 1,786 triệu tấn; thép thanh đạt 4,679 triệu tấn và thép hình hơn 313.844 tấn.

Hòa Phát vẫn giữ vững ngôi vương trong thị phần ngành thép xây dựng
Hòa Phát vẫn giữ vững ngôi vương trong thị phần ngành thép xây dựng

Hòa Phát vẫn giữ vững ngôi vương trong thị phần xây dựng, song nhóm đứng sau đã dần có những sự bứt phá nhất định, ông lớn Tisco một thời giờ thị phần về dưới 5%, trong khi loạt cái tên mới như Sheng Li, Vina Kyoei, Tung Ho… đang dần chiếm thêm thị phần.

Trong 8 tháng đầu năm, giá thép cũng biến động mạnh, chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong cuộc chiến tranh giành thị phần.

Ống thép tiếp tục là mảnh đất màu mỡ. Hiện nay Hòa Phát đang chiếm thế độc tôn với 27,48% thị phần. Tổng sản lượng sản xuất trong nước 8 tháng đầu năm đạt 1,572 triệu tấn, giảm 5,3% so với cùng kỳ; tổng sản lượng tiêu thụ đạt hơn 1,6 triệu tấn, giảm 7% so với cùng kỳ. Thị phần thép ống có thể sẽ có sự tiếm ngôi á quân ở nhóm phía sau khi SeAH, Minh Ngọc và TVP đều ngang ngửa nhau.

Tôn mạ kim loại và sơn phủ màu chứng kiến sự lên ngôi của Tôn Đông Á. Hoa Sen hiện vẫn giữ vững ngôi vương với 27,3%, tuy vậy Tôn Đông Á (GDA) mới đây có bước ngoặt khi đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán, hứa hẹn một cuộc chơi mới.

Tổng sản lượng sản xuất toàn ngành trong 8 tháng đạt 2,992 triệu tấn, giảm 5,1% so với cùng kỳ. Sản lượng tiêu thụ đạt 2,74 triệu tấn, giảm 6,8% so với cùng kỳ.

Tổng sản lượng sản xuất toàn ngành trong 8 tháng đạt 2,992 triệu tấn
Tổng sản lượng sản xuất toàn ngành trong 8 tháng đạt 2,992 triệu tấn

Thép cán nguội và thép cán nóng cũng chứng kiến nhiều bất ngờ. Mảng sản xuất thép cán nóng là cuộc đua song mã giữa Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh với tổng sản lượng sản xuất 8 tháng đầu năm đạt 4.313 triệu tấn, giảm 2,3% so với cùng kỳ, trong đó Hòa Phát đạt 2,475 triệu tấn; sản lượng tiêu thụ đạt 1,214 triệu tấn, giảm 19,8% so với cùng kỳ.

Mảng thép cán nguội tổng sản lượng sản xuất 2,07 triệu tấn, giảm 21,7% so với cùng kỳ. Còn sản lượng tiêu thụ đạt 1,214 triệu tấn, giảm 19,8% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, Hoa Sen dù vẫn sản xuất lượng lớn thép cán nguội, chiếm khoảng 41,38% tổng sản lượng thép cán nguội toàn thị trường, nhưng không ghi nhận doanh số bán ra. Đơn vị dẫn đầu trong bán hàng thép cán nguội thuộc Posco Việt Nam.


Tham khảo thêm về những tin tức,sự kiện kinh tế khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!

Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hello@nhuongquyenviet.vn

Rate this post
Translate »