Tất tần tật kiến thức về mô hình kinh doanh 2023 (A – Z)

Tất tần tật kiến thức về mô hình kinh doanh 2023 (A -> Z)

Chiến lược kinh doanh cần được hiểu như thế nào?

Hãy hiểu về chiến lược doanh nghiệp theo cách đơn giản đó là: 

Tất cả mục tiêu cụ thể theo một tầm nhìn và sứ mệnh đặt ra từ trước, hoạch định tất cả phương thức, phương tiện trên nguồn lực phù hợp để đạt được mục tiêu chiến lược đó trong dài hạn. 

Để thực hiện được, cần đến các chiến thuật và kế hoạch hành động để đạt được kết quả ở mức tốt nhất với hao phí nguồn lực ít nhất hoặc khai thác nguồn lực có thể tận dụng một cách tốt nhất. Đối với doanh nghiệp, việc đạt được mục tiêu chiến lược đòi hỏi mục tiêu của cả TEAM chứ không phải riêng của giám đốc / chủ doanh nghiệp.

Chiến lược doanh nghiệp là gì?
Chiến lược doanh nghiệp là gì?

Hãy bắt đầu với khung mô hình kinh doanh trước khi định hình chiến lược

Khi chưa xác định rõ được khung mô hình kinh doanh thì đừng vội thành lập doanh nghiệp. Đó là lời khuyên cho những ai mới khởi nghiệp hoặc chuẩn bị khởi nghiệp. Còn với những doanh nghiệp đã và đang hoạt động, đặc biệt nếu có kinh nghiệm hoạt động từ trên 1 năm thì khung mô hình đã tự nó hình thành, chỉ có điều bạn chưa định hình được cho nó theo cách có thể hiểu được và vì thế chưa thể đánh giá xem khung mô hình đó tốt hay không?

Tại sao khung mô hình kinh doanh (business model canvas) là quan trọng? 

Hãy nhìn vào mô hình ở trên, bạn sẽ thấy chỉ với 1 trang giấy ngang được bố trí với 9 thành tố của 4 khu vực (trụ chính) trong doanh nghiệp mà nó có thể biểu diễn khả năng kinh doanh thành công hay không? xác định được vị thế cạnh tranh, phạm vi khách hàng (hoặc phạm vi của chiến lược) cũng như có & sử dụng nguồn lực nào. 

Một số yếu tố chi tiết như:

Phân khúc khách hàng

Mỗi doanh nghiệp (công ty) nên xác định cho mình một tập phân khúc khách hàng cụ thể, không nên dàn trải.

Ví dụ một người quyết định kinh doanh thời trang với hình thức bán lẻ tại cửa hàng, rõ ràng người đó cần phải xác định, khách hàng chính của cửa hàng là người trẻ hay người già, thuộc “gu” nào, phạm vi khoảng cách hoặc quãng đường dẫn tới họ ngang qua cửa hàng. Chỉ khi khái quát được tập khách hàng tiềm năng bạn mới tiếp tục phân loại, đánh giá sao cho chọn cho bằng được chân dung khách hàng tiêu biểu. 

Từ thông tin của chân dung khách hàng tiêu biểu, bạn sẽ có được các thông tin rất hữu ích là: Khách hàng mục tiêu cần gì? Vấn đề của họ mà thông qua sản phẩm dịch vụ của bạn, bạn sẽ giúp họ giải quyết được vấn đề đó như thế nào? những lợi ích bạn mang lại cho họ là gì? thói quen, sở thích của họ ra sao… 

Mỗi doanh nghiệp nên xác định cho mình một tập phân khúc khách hàng cụ thể
Mỗi doanh nghiệp nên xác định cho mình một tập phân khúc khách hàng cụ thể

Từ đó xác định được giải pháp giá trị (sản phẩm + dịch vụ và quy trình) để đáp ứng khách hàng mục tiêu. Đừng bao giờ bước vào kinh doanh mà cứ “chung chung” theo kiểu “nhu cầu thời trang bây giờ nhiều mà, cứ mở ra là sẽ có khách”. Đó là sai lầm tai hại. Hơn nữa, phân khúc khách hàng là chỉ dẫn quan trọng để bạn giới hạn được phạm vi của chiến lược và cũng là kim chỉ nam để định hình giải pháp giá trị (sản phẩm dịch vụ).

Giải pháp giá trị

Ngày nay kinh doanh không đơn giản là thuần túy cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.

Bối cảnh cạnh tranh đã thay đổi, bạn không chỉ bán sản phẩm / dịch vụ mà bạn phải tạo ra giải pháp giá trị đáp ứng cầu + sở thích + giải quyết vấn đề cho khách hàng + làm cho họ vui lòng + …. + ….

Khách mua xong thì giao hàng rồi lắp ráp ra sao? Khuyến mãi gì, giá rẻ hơn không? Nhân đội bán hàng có tiêu chuẩn bắt buộc gì? Nếu chỉ là mở doanh nghiệp mà không thực sự tạo ra giải pháp giá trị đủ sức cạnh tranh, trước sau công việc kinh doanh của bạn cũng chết.

Kênh kinh doanh

Xác định được phân khúc khách hàng và chân dung khách hàng tiêu biểu rồi, có giải pháp giá trị rồi, giờ là lúc bạn phải xây dựng kênh kinh doanh. Nó ám chỉ cái cách mà bạn chuyển giải pháp giá trị của mình tới khách hàng, đổi lại bạn nhận được doanh thu (trong các dòng doanh thu).

Kênh kinh doanh gồm có kênh trực tiếp; kênh gián tiếp; kênh tích hợp, mỗi kênh lại có phương thức online và offline, online lại có nhiều lựa chọn hoặc đồng thực hiện “đa kênh online”: Shopee, Tiki, Lazada,… Việc xác lập kênh kinh doanh không đơn giản là bạn mở ra chuỗi cửa hàng hoặc một trang online để bán hàng, nó đòi hỏi bạn phải tập trung xây dựng thành “hệ thống bán hàng” với 7 nhân tố kết hợp trong đó mới có thể đạt đến mục tiêu bán & mục tiêu doanh thu.

Xây dựng kênh bán hàng với nhiều kênh khác nhau
Xây dựng kênh bán hàng với nhiều kênh khác nhau

Quản trị quan hệ khách hàng

Thành tố này không đơn giản là bạn trang bị một bộ phần mềm CRM hoặc đại loại như vậy là đủ. Quản trị khách hàng đòi hỏi bạn phải đạt đến trình độ “cá biệt hóa quan hệ với từng khách hàng”. Như vậy, nếu bạn kinh doanh B2B thì xây dựng tiêu chuẩn và hệ thống chăm sóc & quan hệ khách hàng kiểu khác, nếu kinh doanh B2C thì lại làm khác. 

Bản thân trong B2B hay B2C cũng đòi hỏi cá biệt hóa đến mức nếu khách hàng là người trẻ thì chăm sóc và duy trì quan hệ ra sao, người già thì thế nào, nam / nữ cũng có sự phân biệt và kịch bản chăm sóc khách hàng riêng, dẫn đến SMS và email automation cũng phải cá nhân nhân hóa riêng, thậm chí riêng đến từng người. Lời khuyên khi kinh doanh là hãy bớt lợi nhuận để tăng chi tiêu cho quản trị quan hệ khách hàng, đó chính là “của để dành” mà “một đồng vốn bốn vạn đồng lời”.

Nguồn lực chủ chốt trong kinh doanh

Đó là tất cả hạ tầng, tiền vốn, đội ngũ, bí kíp, kinh nghiệm, bản quyền hay bất kỳ gì khác có thể dùng vào mục tiêu tạo ra giải pháp giá trị và đáp ứng yêu cầu phục vụ phân khúc khách hàng. Nguồn lực chủ chốt không đòi hỏi bạn phải liệt kê dạng bảng kê tất cả tài sản vật dụng công ty có mà chỉ nêu ra những nguồn lực “chủ chốt” mà thôi. 

Việc xác định được đâu là chủ chốt bạn sẽ biết chỉ tập trung quản lý, thúc đẩy nguồn lực nào, đâu là quan trọng và đâu là nguồn lực không quan trọng. Nguồn lực quan trọng thì nuôi dưỡng, thúc đẩy, nguồn lực không quan trọng thì thuê ngoài, loại bỏ hoặc thay thế ..

Hành động chủ chốt trong kinh doanh

Hành động chủ chốt được xác định theo nguyên tắc pareto, cả công ty của bạn nên tập trung 80% nguồn lực cả về tài chính, nhân sự, hạ tầng để thực hiện 20% công việc (hành động) quan trọng nhất mà thôi. 

Đưa ra những hành động chủ chốt trong kinh doanh
Đưa ra những hành động chủ chốt trong kinh doanh

Ví dụ, công ty sản xuất sản phẩm và bán hàng thông qua đại lý cấp 1 thì hãy tập trung toàn nguồn lực cho quản trị sản xuất và đảm bảo chất lượng sản xuất, hành động tiếp theo là quản trị quan hệ với đại lý. Ngoài 2 việc đó ra đều là các việc “không chủ chốt”. Cho nên, nếu có một khoản tiền để đầu tư, chúng ta sẽ phân vân xem đầu tư vào đâu trong mỗi giai đoạn thì câu trả lời luôn là “đầu tư vào hành động chủ chốt” nhiều hơn.

Đối tác chủ chốt trong kinh doanh

Tiếp theo ví dụ trên của hành động chủ chốt, trong trường hợp này đối tác chủ chốt của bạn chính là các nhà cung cấp đảm nhiệm cung ứng trên 80% đầu vào chính & các đại lý bán hàng cho công ty bạn. Hãy tập trung quản trị thật tốt quan hệ với các đối tác đó chứ không phải dành thời gian tiếp khách, quan hệ với cơ quan nọ với cấp kia…

Dòng doanh thu

Khi xem xét trong quan hệ của khung mô hình kinh doanh, bạn sẽ phải xác định các dòng doanh thu chính có được từ việc cung ứng giải pháp giá trị cho khách hàng tiềm năng của mình, cụ thể là những doanh thu gì, giá trị hàng năm của nó là bao nhiêu (nếu kế hoạch bán được thực hiện đạt mục tiêu). Vì vậy hãy tỉnh táo để lựa chọn mô hình phù hợp.

Cơ cấu chi phí

Doanh thu nào thì phát sinh chi phí ấy. Để có được dòng doanh thu kỳ vọng, công ty của bạn sẽ mất bao nhiêu chi phí cho hành động chủ chốt, duy trì đối tác chủ chốt và khai thác hiệu quả nguồn lực chủ chốt, quản trị quan hệ khách hàng. Bạn phải cùng với team của mình vạch ra các loại chi phí chính (chiếm trên 80%) tổng chi phí để sau này khi xác lập chiến lược và kế hoạch kinh doanh bạn sẽ có được viễn cảnh tài chính khả quan, mới có được chương trình quản trị tài chính và cắt giảm chi phí đúng trọng tâm.

Xác định rõ cơ cấu chi phí cửa doanh nghiệp
Xác định rõ cơ cấu chi phí cửa doanh nghiệp

Đến đây, bạn hình dung được “bản tự họa công ty” của mình và dễ dàng đánh giá rằng “có cửa kinh doanh và cạnh tranh hay không” ở mức tổng quan nhất. Khi xác định được khung mô hình kinh doanh thì nó chính là căn cứ gốc để bạn triển khai các bước tiếp theo như: hoạch định chiến lược, cụ thể hóa kế hoạch hành động, thiết kế cơ cấu tổ chức, chương trình quản trị điều hành, nhân sự và phát triển đội ngũ…

Trong công ty cần có những chiến lược nào & xây dựng ra sao?

  • Chiến lược kinh doanh, chiến lược công ty
  • Lợi thế cạnh tranh, chiến lược doanh nghiệp
  • Lợi thế cạnh tranh, khác biệt hóa, chi phí thấp
  • Khác biệt hóa, chi phí thấp, chiến lược kinh doanh

Chiến lược vạch ra để hành động chứ không phải “trang sức” kinh doanh.

Hành động nhanh chóng, thay đổi liên tục, tìm ra phương án hiệu quả nhất, tối ưu nhất. Đó chính là bí quyết thành công

 

Tham khảo thêm về những thông tin về kiến thức kinh doanh khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!

Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hello@nhuongquyenviet.vn

 

 

 

Rate this post
Translate »