Giá lương thực, thực phẩm trên toàn cầu, chẳng hạn như gạo và dầu thực vật, đã lần đầu tiên tăng trở lại sau nhiều tháng ổn định đến giảm, sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận cho phép Ukraine vận chuyển ngũ cốc ra thế giới và Ấn Độ hạn chế một số mặt hàng xuất khẩu gạo.
Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), theo dõi biến động giá quốc tế hàng tháng đối với những mặt hàng lương thực, thực phẩm được giao dịch phổ biến, đã tăng 1,3% trong tháng 7 so với tháng 6, chủ yếu do giá gạo và dầu thực vật tăng. Đây là lần đầu tiên chỉ số này tăng kể từ tháng 4 – thời điểm giá đường tăng vọt kéo theo chỉ số giá thực phẩm của FAO tăng lần đầu tiên trong vòng 1 năm.
Theo FAO, giá lúa mì quốc tế tăng 1,6% trong tháng 7 so với tháng 6, lần tăng đầu tiên trong 9 tháng; giá gạo tăng 2,8% trong tháng 7 so với tháng 6 và tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2011. Thậm chí giá dầu thực vật còn tăng mạnh hơn, tăng 12,1% trong tháng 7 so với tháng 6, sau khi giảm 7 tháng liên tiếp trước đó. Trong nhóm này, FAO cho biết giá dầu hướng dương tăng 15% sau “những bất ổn mới” về nguồn cung sau khi kết thúc thỏa thuận ngũ cốc
Nguồn cung lương thực từ Biển Đen trở nên bấp bênh
Việc ông Gourinchas đề cập đến vấn đề “thỏa thuận ngũ cốc” bị đình chỉ liên quan đến quyết định của Nga rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen – một thỏa thuận từ năm ngoái, đã cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc một cách an toàn, mặc dù cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn đang diễn ra.
Ngày 17/7, Điện Kremlin đã rút khỏi thỏa thuận Biển Đen – một thỏa thuận cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc an toàn, làm tăng thêm sự không chắc chắn cho triển vọng toàn cầu. Ngay sau đó, ngày 19/7, giá lúa mì đã có phiên tăng mạnh nhất kể từ khi Nga bắt đầu thực hiện chiến dịch đặc biệt ở Ukraine, tháng 2/2022.
Căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine khiến an ninh lương thực trở lại thành mối lo ngại hàng đầu trong hoạt động ngoại giao và buôn bán ngũ cốc.
Các nhà nhập khẩu lúa mì với nguồn dự trữ hạn chế dễ bị tổn thương trước những cú sốc về giá và nguồn cung. Trong nhiều tháng, một số khách hàng ở châu Á, Trung Đông và châu Phi chỉ mua đủ để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn của họ, một phần vì kỳ vọng vào vụ thu hoạch lớn ở Nga.
Alexander Karavaytsev, nhà kinh tế cấp cao tại Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế, cho biết rủi ro về nguồn cung ở Biển Đen giờ đây dường như mở rộng ra ngoài Ukraine, sang cả hàng xuất khẩu của Nga. Ông cho biết 60 triệu tấn hàng xuất khẩu của Nga và Ukraine có thể bị đe dọa, tương đương 1/3 thương mại toàn cầu.
El Nino gây khô hạn hoặc lũ lụt
Hạn hán dự kiến sẽ đẩy dự trữ lúa mì của các nhà xuất khẩu lớn trên toàn cầu xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ.
Những trang trại ở các khu vực Bắc và Nam Mỹ, Châu Âu và Australia đang phải đối mặt với tình trạng mất mùa do thời tiết khắc nghiệt lan rộng trên một khu vực địa lý rộng lớn bất thường, khiến sản xuất lương thực ngày càng dễ bị tổn thương.
Việc gieo trồng trên diện tích nhỏ hơn dự kiến ban đầu ở Argentina, những lo ngại về chất lượng cây trồng trong vụ hiện tại ở một số khu vực của châu Âu, cũng như các vấn đề thời tiết ở hai nhà xuất khẩu lớn khác – Mỹ và Canada – khiến cho tình hình nguồn cung lúa mì trở nên bấp bênh.
Tháng 7 vừa qua được cho là tháng nóng nhất mà thế giới ghi nhận được. Tình trạng khô hạn ở miền bắc nước Mỹ và Canada đã làm giảm khả năng thu hoạch lúa mì vụ xuân và lúa mì cứng giàu protein, gây hại cho các loại cây trồng được sử dụng để làm bánh ngọt và mì ống này. Các nhà phân tích cảnh báo các trang trại có thể bị thiệt hại nhiều hơn trước khi vào vụ thu hoạch.
Tại Australia, nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ hai thế giới, sản lượng sẽ giảm tới 34%, xuống dưới mức trung bình 10 năm, bộ nông nghiệp nước này cho biết. Australia cung cấp cho người mua ở châu Á, bao gồm cả Trung Quốc.
Trung Quốc chứng kiến sản lượng lúa mì vụ hè giảm lần đầu tiên trong 7 năm sau mưa lớn. Nước này có lượng dự trữ ngũ cốc lớn, sông các nhà phân tích cho biết sản lượng thấp hơn và chất lượng cây trồng kém có thể làm tăng nhập khẩu. Trung Quốc đang tiếp tục mua lúa mì của Australia và cũng phụ thuộc vào ngũ cốc ở Biển Đen.
Vụ thu hoạch lúa mì của Ấn Độ năm 2023 dự đoán sẽ giảm năm thứ 2 liên tiếp. Hiện quốc gia này đang xem xét giảm hoặc hủy bỏ thuế nhập khẩu 40% đối với mặt hàng lúa mì để kiềm chế giá tăng.
Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo non-basmati
Gần đây, một yếu tố tác động mạnh đến triển vọng giá ngũ cốc toàn cầu là quyết định của chính phủ Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo non-basmati (tẻ thường) từ cuối tháng 7 do hiện tượng El Nino xảy ra sớm hơn dự kiến mang đến thời tiết khô hơn, ấm hơn ở một số vùng của châu Á và dự kiến sẽ gây hại cho sản xuất lúa gạo.
Quyết định này đã gây ra tình trạng mua gạo hoảng loạn ở một số nơi, vì Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chiếm gần 40% nguồn cung toàn cầu. Lệnh cấm xuất khẩu gạo non-basmati của Ấn Độ cũng làm trầm trọng thêm những lo ngại về nguồn cung lúa mì toàn cầu.
Đáng lo ngại hơn là lệnh cấm thương mại của Ấn Độ đối với một số loại gạo trắng non- Basmati đã thúc đẩy việc tích trữ loại lương thực này ở một số nơi trên thế giới.
Tham khảo thêm về những tin tức,sự kiện kinh tế khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!
Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hello@nhuongquyenviet.vn