Bạn đang băn khoăn có nên mua các nhà hàng hay quán ăn sang nhượng hay không? Trước khi phân tích, chúng ta phải hiểu rằng mặc dù hình thức này được nhận xét là ít khó khăn nhưng nó sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người chưa có kinh nghiệm.
Để tìm được địa điểm kinh doanh phù hợp không hề đơn giản. Vậy nên bạn phải cân nhắc những ưu và nhược điểm của từng giải pháp. Để quá trình chuyển nhượng diễn ra suôn sẻ, bạn nên tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước để tránh mọi rủi ro. Và hôm nay, chúng tôi mang đến cho bạn một số điểm đặc biệt cần xem xét và những lưu ý trước khi mua sang nhượng quán ăn, nhà hàng.
1. Biết rõ tình doanh thu và lợi nhuận của quán sang nhượng
Khi thực hiện kinh doanh nhượng quyền hoặc sang nhượng các quán ăn, nhà hàng thì bạn cần phải nắm được một các chi tiết và chính xác về doanh thu và lợi nhuận của quán. Chúng ta phải có các tài liệu hay báo cáo cụ thể theo từng tháng, quý hoặc năm một cách chi tiết và đầy đủ.
Nếu cửa hàng, quán ăn kinh doanh thuận lợi và làm việc đàng hoàng thì việc cung cấp số liệu doanh thu, lợi nhuận sẽ không có gì khó khăn. Nếu không, bạn cần phải suy xét thật kỹ trước chấp nhận lời đồng ý sang nhượng.
Tuy nhiên đây chỉ là một phần bởi còn rất nhiều yếu tố khác. Hãy cố gắng trở thành một khách hàng thân thiết của cửa hàng để có thể khảo sát thực tết, có những góc nhìn sát thực và khách quan trước khi đưa ra quyết định.
Từ đó, chúng ta mới có thể đánh giá được số liệu trong báo cáo có khả thi hay không? Bên chuyển nhượng, chủ cửa hàng có trung thực hay không?
2. Tìm hiểu kỹ lý do cửa hàng bị sang nhượng mặt bằng
Việc chủ đầu tư muốn chuyển nhượng quán có vô vàn lý do để chúng ta khai thác và tìm hiểu. Trên thực tế, khi họ đã muốn chuyển nhượng quán thì họ sẽ luôn tạo là một lý do ổn nhất và phổ biến nhất để chúng ta có thể hiểu, chấp nhận và thông cảm.
Những cái quan trọng là chúng ta phải tìm được lý do chính xác thì mới có phương pháp giải quyết vấn đề. Có 2 lý do phổ biến nhất mà theo báo cáo đánh giá phân tích doanh nghiệp đó là:
Do hoạt động kinh doanh không tốt
Hầu hết các cửa hàng, quán ăn giải thể là do làm ăn, kinh doanh không hiệu quả. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi không phải ai khi kinh doanh đều thành công.
Ngay cả bản thân chúng ta hay thậm chí các chủ doanh nghiệp lớn, không ai trong số chúng ta dám khẳng định 100% có thể chắc chắn thành công. Vậy nên chúng ta phải tìm hiểu quy trình hoạt động kinh doanh của cửa hàng cũ để rút kinh nghiệm, đánh giá xem bản thân đã có những gì và có thể thể thay đổi được điều gì hay không trước khi quyết định mua cửa hàng.
Do nhà đầu tư hay chủ cửa hàng có sự chuyển đổi, di chuyển nơi ở hoặc các biến cố đột xuất
Việc chuyển đổi mô hình cũng là một nguyên nhân khiến chủ kinh doanh muốn sang nhượng lại mặt bằng của cửa hàng. Một số lý do khác cũng rất phổ biến có thể vì chuyển địa điểm nơi ở hoặc cũng có thể do trốn nợ,….
Giải pháp cho vấn đề này là sử dụng các kỹ năng mềm để nói chuyện trực tiếp với chủ cửa hàng cũ, khiến họ thân thiết, cởi mở hơn và tìm ra giải pháp.
Ngoài ra, hãy khéo léo khảo sát những người hàng xóm xung quanh để có được cái nhìn rõ ràng. Bạn có thể dò hỏi ở các quán nước gần đây (thường là vỉa hè) hỏi dò xem chủ nhà này là người như thế nào, quán này đã nhiều đời chủ thuê chưa, chủ thuê làm ăn ở đây lâu chưa, quán có khách không, họ có thật sự chuyển địa điểm nhà ở hay không?… 100% những thông tin này sẽ được các bà hàng nước cung cấp ngay cho bạn.
3. Kinh nghiệm để trả giá
Điều tiếp theo bạn cần xem xét đó là giá cả. Khi đến giai đoạn cần chuyển nhượng cửa hàng, đây chính là giai đoạn cuối cùng. Lúc này, có thể họ sẽ không còn khả năng tiếp tục trả tiền thuê mặt bằng và duy trì hoạt động kinh doanh như trước.
Tuy nhiên, nhiều thương lái vẫn đang “hét giá”, vì sao vậy? Đó là để gặp vận may, có thể họ sẽ gặp “gà” sẽ gỡ lại số tiền đã làm ăn thua lỗ của những tháng trước. Vì vậy, hét giá là việc của họ, còn việc trả giá là của người mua.
Lúc này, người mua hãy tỉnh táo, đừng nhìn vào số tiền mình hét mà hãy thực sự nhìn vào đồ đạc trong cửa hàng, liệt kê chi tiết và định giá theo giá thanh lý chứ không phải giá bán.
4. Lưu ý về hợp đồng thuê nhà, mặt bằng và các thủ tục pháp lý
Bạn cần biết rằng giá trị của một quán cafe = Khấu hao + thương hiệu + địa điểm quán + thời gian thuê mặt bằng còn lại trong hợp đồng. Nhìn vào công thức trên ta thấy hợp đồng thuê nhà cũng ảnh hưởng lớn tới giá trị sang nhượng mặt bằng cửa hàng.
Có 2 lưu ý được đưa ra:
Nếu hợp đồng thuê nhà vẫn còn ngắn hoặc sắp hết hạn thì bạn hãy tận dụng điều đó để yêu cầu hoặc đàm phán để tiếp tục thuê với một mức giá mềm hơn.
Ngoài ra chúng ta cũng nên tìm hiểu kỹ về các thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà như: Thái độ của chủ nhà với mô hình kinh doanh của quán ăn, thông tin hai bên (chủ nhà mới, chủ nhà cũ cửa hàng), giai đoạn tăng tiền thuê nhà như thế nào?…
Sau khi bạn đã rõ ràng và thấy ổn và chấp nhận hết những thông tin trên thì bạn có thể yên tâm đến bước ký hợp đồng sang nhượng mặt bằng cửa hàng. Nếu có điều kiện bạn nên nhờ hoặc thuê người am hiểu về luật kinh doanh, luật đất đai đi cùng để bà về hợp đồng.
Trong bản hợp đồng sẽ có những điều khoản cơ bản như sau: Đối tượng chuyển nhượng, số tiền khi chuyển khoản, các loại tài sản hữu hình, vô hình, quy định, điều khoản, quyền lợi, nghĩa vụ hai bên.
Vì đây là hợp động thỏa thuận giữa hai bên nên nếu bạn cần phải có điều khoản hoặc điều kiện gì thì cứ nói chuyện rõ ràng với bên còn lại để tránh sau này có những trường hợp rắc rối phát sinh.
Tham khảo thêm về những kiến thức kinh doanh khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!
Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hello@nhuongquyenviet.vn