Hãy thử xem 4P marketing là như thế nào? Công thức 4 chữ P (Product, Place, Promotion và Price) này đã được Starbucks áp dụng triệt để chưa? Hãy thử tham khảo ngay chiến lược marketing của starbucks trong bài viết dưới đây nhé.
4P trong marketing luôn là chiến lược Marketing kinh điển nhưng không bao giờ lỗi thời. Chiến lược marketing mix này được các ông lớn trên thế giới tin tưởng sử dụng bởi tính chất kinh điển cùng sự hiệu quả của nó.
4P trong Marketing là gì?
4P trong marketing hay thường được gọi là Marketing hỗn hợp hoặc Marketing Mix – một thuật ngữ được sử dụng bởi Neil Borden vào khoảng năm 1953. Đây là mô hình marketing được cấu thành bởi 4 yếu tố cơ bản gồm: Product (Sản phẩm) , Price (Giá cả) , Place (Địa điểm) và Promotion (Quảng cáo).
Mô hình 4P của marketing hay được nhiều doanh nghiệp sử dụng để làm công cụ quảng cáo nhằm nâng cao hiệu quả và xác định được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.
4 chữ P quyền được quyết định mua hàng hoá bao gồm:
Product (Sản phẩm) : Sản phẩm sẽ bán là bao nhiêu?
Price (Giá) : Sản phẩm của bạn giá thành như thế nào?
Place (Địa điểm) : Khách hàng muốn mua sản phẩm của bạn ở đâu?
Promotion (Quảng cáo) : Bạn sẽ nhìn thấy sản phẩm nào?
Product – Sản phẩm
Product hay sản phẩm là nền tảng hàng đầu trong các chiến dịch marketing của hầu hết mọi hoạt động kinh doanh và là nhân tố quan trọng trong việc thoả mãn yêu cầu cũng như thị hiếu của người sử dụng. Sản phẩm của một doanh nghiệp không tốt điều đó đồng nghĩa với việc, tất cả lỗ lực phát triển của doanh nghiệp sẽ dẫn đến thất bại.
Price – Giá
Price là chữ P thứ 2 của mô hình 4P trong marketing có thể hiểu là giá bán của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Để xây dựng được giá bán chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ những chi phí để phát triển sản phẩm bao gồm: Chi phí thiết kế, chi phí vật liệu, chi phí máy móc, chi phí nhân công… nhằm mang lại khoản lãi khi bán ra mỗi sản phẩm. Mức lãi thường có tỷ lệ khoảng từ 15 – 20% tổng giá trị của sản phẩm.
Place – Địa điểm
Chữ P thứ 3 của 4P trong marketing là Place hay còn hiểu là địa điểm là nơi để khách hàng có thể tiếp cận và mua được sản phẩm và cũng được coi là kênh phân phối. Hiện nay kênh phân phối được chia ra thành 2 loại chính là:
Kênh phân phối trực tiếp: Các nhà sản xuất sẽ bán sản phẩm của mình trực tiếp đến khách hàng chứ không qua bất cứ đơn vị trung gian nào. Lúc này doanh nghiệp cần có siêu thị, đội tư vấn bán hàng hay website bán hàng. ..
Kênh phân phối gián tiếp: Các nhà sản xuất phân phối sản phẩm của mình qua nhiều đơn vị trung gian như: Đại lý, siêu thị, cửa hàng. ..
Promotion – Quảng cáo
Chữ P cuối cùng của 4P trong marketing là Promotion thường được dịch là Quảng cáo và Tiếp thị. Là các hình thức nhằm quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp với mục đích để người sử dụng hiểu về chính sản phẩm đó.
Những công cụ chính của Promotion phải kể đến gồm: Quảng cáo (quảng cáo trên báo, truyền hình, Internet) , Marketing (giao sản phẩm tận nơi, phát catalog tới khách hàng) , quan hệ công chúng (pr, tổ chức sự kiện, hội thảo) , hỗ trợ bán hàng. ..
Chiến lược 4P trong marketing đem lại thành công cho Starbucks như nào?
Tổng quan về Starbucks
Trước khi đi sâu vào phân tích chiến lược marketing mix (4 P trong marketing) , hãy thử dành một vài phút tìm hiểu về thương hiệu Starbucks này nhé.
Starbucks là chuỗi quán cafe hàng đầu thế giới, được tạo nên từ năm 1971 bởi Howard Schultz với cửa hàng đầu tiên tại Seattle (Hoa Kỳ) . Cho đến nay, Starbucks đã nhân rộng đến hơn 17,000 cửa hàng của hãng tại trên 50 quốc gia toàn thế giới, như Hoa Kỳ, Anh, Australia, Pháp, Đức, . .. Starbucks bắt đầu “đáp cánh” đến Việt Nam vào năm 2013 với cửa hàng đầu tiên tại ngã sáu Phù Đổng, Q. 1, TP.HCM.
Starbucks có ra mắt một TVC và quảng cáo trên truyền hình với tiêu đề “Our Barista Promise: Love your beverage or let us know. We ’ ll always make it right “(tạm dịch:” Đội ngũ nhân viên pha chế của starbucks luôn muốn làm vừa lòng các bạn. Nếu có điều gì không tốt, bạn hãy cho chúng tôi biết. Chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục ngay “) .
TVC này nhằm giới thiệu và thể hiện sự khác biệt của Starbucks so với bất cứ một quán cafe hay chuỗi cafe nào khác.
Theo thống kê về tỷ lệ trung thành thương hiệu cho các nhãn hàng về cafe và đồ uống lớn nhất thế giới thì Starbucks đứng vị trí thứ hai với 95%, xếp ở ngay sau thương hiệu Dunkin Donuts.
Vậy Starbucks đã làm gì để có được vị trí số một trong lòng khách hàng trên toàn thế giới như hiện nay. Câu trả lời chính là ở chiến lược 4P trong marketing của họ. Trong chiến lược 4P về marketing (marketing mix) này, MarketingAI sẽ giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố trong Marketing mix và đi vào phân tích 4 chữ P – tương ứng với 4 yếu tố, bao gồm:
Product – Sản phẩm
Price – Giá cả
Place – Địa điểm
Promotion – Khuyến mại
Sản phẩm (Product) – 4P trong marketing
Chữ P đầu tiên này tập trung vào việc các doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm như thế nào đến người tiêu dùng. Và Starbucks luôn không ngừng cải tiến sản phẩm để hợp với thị hiếu của khách hàng.
Ban đầu và về lâu dài, Starbucks cung cấp sản phẩm chủ yếu là cà phê. Các loại cà phê của Starbucks được phân ra theo 4 tiêu chí khác nhau để có thể thoả mãn nhu cầu đa dạng của những tín đồ cà phê trên khắp thế giới:
Dựa trên loại hạt cà phê: cà phê tách hạt và cà phê rang xay
Dựa trên mức độ rang: cà phê rang thô (blonde) , cà phê rang sơ (medium) và cà phê rang khô (dark)
Dựa trên hàm lượng caffeine: cà phê nguyên chất (không caffeine) , và cà phê decaf (đã được loại bỏ caffeine)
Dựa trên mùi vị: cà phê có vị và cà phê không có vị
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng thương hiệu của mình, Starbucks nhận ra rằng họ vẫn có thể thu hút một lượng lớn khách hàng không yêu thích cà phê, nhưng muốn được thưởng thức và gắn bó với không gian Starbucks. Từ đó, Starbucks phát triển các dòng sản phẩm khác để “vợt” các nhóm khách hàng đó. Trong chiến lược 4P trong marketing, đây được gọi là chữ P về sản phẩm (Product).
Ngoài các sản phẩm bán quanh năm, Starbucks còn không ngừng làm mới các sản phẩm và dòng sản phẩm của mình với các sản phẩm theo mùa, sản phẩm phiên bản giới hạn, sản phẩm cho mùa lễ hội,…
Sự thống nhất trong sản phẩm của Starbucks mạnh mẽ đến độ hãng sẵn sàng vứt bỏ một số sản phẩm hoặc dòng sản phẩm, nếu chúng làm ảnh hưởng đến sản phẩm cốt lõi của mình.
Điển hình là vào năm 2008, Starbucks đưa ra một thử nghiệm với sản phẩm bánh sandwich ăn sáng. Ngay sau đó, hãng đã phải ngưng bán chiếc bánh sandwich do nó làm giảm vị hương đặc trưng của cà phê – sản phẩm mũi nhọn của Starbucks.
Hiện nay, cafe, trà, bánh ngọt, nước uống Frappuccino, smoothies và hàng hoá (cốc, cà phê tách, . ..) đều là các sản phẩm chủ lực của Starbucks. Đây là thành quả của một quá trình nghiên cứu sản phẩm kéo dài nhiều năm qua của nhãn hàng nổi tiếng này. Starbucks cũng có riêng một bộ phận chuyên về sản phẩm để đảm bảo cho Starbucks sẽ luôn lôi cuốn và thu hút các khách đến thăm.
Giá cả (Price) – 4P trong marketing
Dễ dàng nhận ra rằng, một số sản phẩm đồ uống hoặc bánh ở Starbuck luôn có giá cao hơn thông thường.
Khách hàng ơi, sao còn quá nhiều người trung thành với thương hiệu cafe “sang chảnh” này? Chữ P thứ hai của 4P về marketing có tên Price (giá cả) cũng là một điểm mà chúng ta sẽ phải học hỏi ở Starbucks.
Không nhắm đến giá cả, Starbucks chú trọng hơn vào chất lượng sản phẩm, bằng việc tung những thông điệp quảng cáo rằng họ mang các sản phẩm có giá trị cao tới thị trường.
Từ những hạt cà phê chất lượng cao được lựa chọn cẩn thận, sản phẩm sẽ trải qua quá trình chế biến nghiêm ngặt, với sự tham gia của đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản.
Chính vì vậy, giá sản phẩm của Starbucks chắc chắn sẽ không thể rẻ. Chính nói cách khác, Starbucks áp dụng mức giá tầm trung bình và cao nhằm đem tới trải nghiệm tốt nhất đến khách hàng mục tiêu của họ.
Tuy nhiên, để tồn tại và cạnh tranh với rất nhiều các quán cafe và chuỗi cà phê trên toàn thế giới, Starbucks tung ra chiêu bài khôn khéo – chỉ $1 cho một cốc cà phê không giới hạn số lần tiếp cà phê. Đây là mức giá khá rẻ (rẻ hơn 50 cent so với các quán cà phê khác). Dĩ nhiên, với mức giá hời như thế, mọi người sẽ bị thu hút tới trải nghiệm Starbucks.
Song song với cà phê, Starbucks cũng tung ra những sản phẩm combo giảm giá cùng dịch vụ hỗ trợ như ăn sáng tiết kiệm chỉ $3.95. Các combo này nhằm đánh vào nhóm khách hàng lăn tăn nhiều về giá cả.
Để “vợt” nhóm khách hàng băn khoăn về giá, Starbucks tung ra những sản phẩm cà phê giá thấp, đan xen với các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt cao cấp và dùng chiêu so sánh giá khi bán các sản phẩm này.
Thực ra, chiêu thức về giá cả của Starbucks rất đơn giản: họ nghĩ rằng nếu khách hàng đã sử dụng và yêu thích những sản phẩm đồ uống này, thì họ không hề khó khi bỏ thêm tiền để tận hưởng trải nghiệm tuyệt vời đó. Với nhóm khách hàng cao cấp thì chất lượng sản phẩm mới là điều cốt yếu.
Họ quan tâm hơn đến việc sản phẩm có chất lượng cao không, có quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, đội ngũ phục vụ khách hàng có tận tình và chu đáo hay không. Khi ấy, giá cả chỉ còn là thứ yếu.
Sẽ tối ưu hoá lợi nhuận khi họ tăng giá của một số đồ uống hay cỡ cốc đồ uống thay vì các sản phẩm cà phê nguyên hạt. Họ khôn khéo đưa ra mức giá hợp lý khi mà khách hàng muốn lựa chọn kích cỡ cốc đồ uống lớn hơn.
Đây cũng là một chiến lược đánh vào tâm lý hành vi của người dùng, khi khách hàng luôn cho rằng các sản phẩm to hơn thì sẽ có giá cao. Vì thế, Starbucks sẽ dễ dàng duy trì hình ảnh là một thương hiệu cao cấp với các sản phẩm hàng đầu của mình.
Phân phối (Place) – 4P trong marketing
Place trong marketing mix (4 P trong marketing đề cập đến việc sản phẩm sẽ được bán tại những nơi nào khách hàng đang sử dụng dịch vụ của starbucks. Với Starbucks, hãng đưa ra tầm nhìn rất rõ ràng, đó là tạo dựng mối quan hệ trực tiếp và cá nhân hoá với khách hàng.
Tầm nhìn này dẫn đến chuyện hãng phân phối sản phẩm của mình tại các quán cà phê, cửa hàng trực tuyển của Starbucks, qua ứng dụng Starbucks App, và qua các nhà bán lẻ.
Thời gian đầu, Starbucks bán các sản phẩm của mình ở những quán Starbucks Coffee. Khi Internet càng phát triển, Starbucks cung cấp nhiều sản phẩm trong những cửa hàng Starbucks Online. Ngoài ra, một số sản phẩm được bán tại những cửa hàng trên khắp thế giới. Hãng cũng cho phép khách hàng dùng Starbucks App để đặt hàng mọi lúc, mọi nơi.
Điều này để chứng minh rằng “ông lớn” Starbucks đã thích ứng khá nhanh với những biến đổi của thời gian, công nghệ, và điều kiện thị trường. Starbucks nhập cà phê từ các trang trại cà phê có chất lượng tốt nhất thế giới và bán sản phẩm cà phê đúng với tên thương hiệu của hãng.
Họ cũng liên kết với nhiều khách sạn, sân bay và cửa hàng cà phê phục vụ dân văn phòng. Điều này khiến Starbucks dễ dàng và nhanh chóng tăng thị phần của mình và tối đa hoá doanh thu bán hàng.
Cho đến nay các sản phẩm của Starbucks đã có mặt tại hơn 40,000 cửa hàng tạp hoá, trong đó có tới 33,000 cửa hàng tại Mỹ. Con số khổng lồ này chứng minh rằng việc tối ưu hóa chữ P thứ ba – Place – đã giúp Starbucks thể hiện vị thế số một của mình trên thị trường quán cà phê và cung cấp đồ uống cao cấp.
Truyền thông (Promotion) – 4P trong marketing
Đây là chữ P đề cập đến các chiến lược 4P trong marketing được công ty sử dụng để quảng bá rộng rãi sản phẩm, dịch vụ. Starbucks là nhãn hàng “chịu chi” cho các hoạt động truyền thông, khuyến mại, với hình thức đa dạng và sáng tạo.
Hãy cùng làm một phép so sánh đơn giản giữa Starbucks và McDonald’s. Vào năm 2007, khi McDonald’s đổ 727.7 triệu đô cho các hoạt động quảng cáo – truyền thông, thì Starbucks chỉ chi ra 16.6 triệu đô.
Với số tiền còn lại, hãng dùng để tìm kiếm và mua các vị trí đắc địa cho các cửa hàng outlet của mình. Họ tổ chức các sự kiện lớn tại các địa điểm chuẩn bị khai trương, nhằm khuếch trương tên tuổi của mình.
Song song với đó, Starbucks còn có nhiều hoạt động khuyến mại đặc sắc khác, chẳng hạn như in logo của hãng lên đồ dùng cá nhân như áo phông, cốc uống nước, hay bình giữ nhiệt. Họ còn cộng tác với các nhãn hàng và người nổi tiếng để tung ra các phiên bản giới hạn khác.
Một hình thức khôn khéo của chữ P cuối cùng là Starbucks Gift Card. Với hình thức khuyến mại này, hãng đã dễ dàng thu hút các khách hàng mới chưa từng sử dụng dịch vụ Starbucks. Họ là bạn bè của các khách hàng cũ, và hãng sử dụng chính những khách hàng cũ để quảng cáo miễn phí cho mình.
Sự tuyệt vời trong chiến lược khuyến mại của Starbucks còn nằm ở chỗ hãng sẵn sàng giao cà phê bất kể size nào tới các văn phòng công sở.
Tuy không chính thức đưa ra slogan cho hình thức chăm sóc “tận miệng” này, nhưng khách hàng của Starbucks qua đó cũng đủ hiểu sự tận tâm, chu đáo trong phong cách phục vụ của Starbucks.
Tuy nhiên, không phải lúc nào Starbucks cũng thắng đậm. Chiến dịch “Race Together” của Starbucks là một sai lầm kinh điển khi làm truyền thông mà không hiểu rõ về văn hóa địa phương.
Chiến dịch PR “Race Together” của Starbucks đã vấp phải sự chỉ trích của người tiêu dùng. Ra mắt vào tháng 3 năm 2015, chiến dịch này đã làm bùng phát một cuộc tranh cãi nảy lửa về phân biệt sắc tộc với concept viết cụm từ “Race Together” lên các chiếc cốc đựng cà phê của Starbucks.
Thay vì thành công vang dội, chiến dịch này trở thành một trò lố bịch trên mạng xã hội, và nhận thất bại thảm hại khi người tiêu dùng phản đối trwocs hành vi “nhúng mũi vào chính trị” của ông lớn này.
Kênh marketing truyền miệng cũng được hãng sử dụng khá hiệu quả, nhằm nâng cao nhận diện thương hiệu và lòng trung thành với thương hiệu.
Với trên 27 triệu fan hâm mộ chỉ riêng trên Facebook, và hơn 2 triệu follower trên Twitter, bạn dễ dàng nhận ra sự bành trướng với tốc độ ánh sáng của Starbucks trong cuộc đua với các đối thủ khác trên thị trường.
Điều làm nên thành công về thương hiệu của Starbucks nằm ở sự nhanh chóng bắt nhịp xu hướng, và sáng tạo trong việc đưa ra các chiến dịch truyền thông.
Tham khảo thêm về những thông tin về sự kiện kinh tế khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!
Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hello@nhuongquyenviet.vn