Phong cách lãnh đạo dân chủ trong nghệ thuật lãnh đạo

Bài viết cung cấp những kiến thức về Phong cách lãnh đạo dân chủ và minh hoạ về phong cách lãnh đạo dân chủ, để người đọc hiểu thêm về phong cách lãnh đạo dân chủ, qua đó định hướng phong cách lãnh đạo này trong các quyết đinh của tương lai.

Không phải ai cũng có kỹ năng lãnh đạo tốt và hoạt động lãnh đạo liên quan khá nhiều đến những quyết định của tập thể. Một người lãnh đạo giỏi có thể đưa cả nhóm đi đến thành công và thực hiện các điều mình mong muốn.

Tuy nhiên, nếu lãnh đạo không có tầm nhìn, không có chiến lược, không điều hành tập thể thì sẽ đưa toàn bộ tập thể đi xuống.
Chính vì thế, với mỗi một tập thể khác nhau thì người lãnh đạo cũng phải có những phong cách lãnh đạo khác nhau sao cho phù hợp.

Ví dụ về phong cách lãnh đạo dân chủ (Nghệ thuật lãnh đạo)

Phong cách lãnh đạo là như thế nào?

Hoạt động lãnh đạo là tác động, khuyến khích, hướng dẫn và kiểm soát người khác nhằm đạt được mục đích đặt ra. Như vậy,  có thể thấy hoạt động lãnh đạo không chỉ dừng ở việc chỉ đạo, mà còn bao gồm cả các hành động khác tiếp nối thành một chuỗi để tác động lên con người – những nhân viên/cấp dưới và có định hướng nhất định: mục tiêu đã đề ra.

Phong cách lãnh đạo dân chủ trong nghệ thuật lãnh đạo

Khi nhắc đến lãnh đạo, chúng ta sẽ thường nghĩ đến hình ảnh một người cấp trên chỉ tay năm ngón, yêu cầu nhân viên làm việc A, việc B. Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng. Ở các cấp bậc khác nhau, hoạt động lãnh đạo được thể hiện qua các vai trò không giống nhau: có thể là nhóm trưởng, đội trưởng, quản lý, giám đốc…

Mỗi người lãnh đạo sẽ đều có cho mình một cách thức lãnh đạo riêng, tuy nhiên các cách thức ấy không nằm ngoài 3 phong cách lãnh đạo. Nhà tâm lý học Kurt Lewin đã chỉ ra 03 phong cách lãnh đạo phổ biến: Độc đoán, Dân chủ và Laissez-faire – tức Tự do.

Phong cách lãnh đạo dân chủ

Theo phong cách lãnh đạo Này, chỉ có lãnh đạo là người ra quyết định và có quyền kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp đến cấp dưới. Đối lập với phong cách này là phong cách Dân chủ, Lewin miêu tả hoạt động lãnh đạo được tiến hành với sự hỗ trợ tối đa từ tập thể.

rong phong cách dân chủ, lãnh đạo không trực tiếp đưa ra quyết định mà sẽ trao đổi với nhân viên để giúp họ đi đến thống nhất với những đề xuất và kiến nghị hợp lý.

Cảm giác mọi người, kể cả cấp dưới, thích phong cách dân chủ hơn rất nhiều so với Truyền thống. Trong môi trường dân chủ mọi người được thoải mái bày tỏ quan điểm, vì họ có niềm tin rằng ý kiến của mình được tôn trọng.

Nhà lãnh đạo dân chủ xem mọi người ngang hàng với mình, bao gồm cả đồng nghiệp, trong công việc chung, vì vậy không gây sức ép quá nhiều cho cấp dưới.

Trên thực tế, một số phát hiện đã chỉ ra rằng các nhân viên được lãnh đạo bởi người quản lý theo phong cách dân chủ thoả mãn với công việc của họ mà không quan tâm đến việc tìm công việc khác. Có thể hiểu, chính ý thức làm chủ của mỗi nhân viên đã làm cho họ thoả mãn (theo Bhatti, Maitlo, Shaikh, Hashmi & Shaikh, 2012)

Nhược điểm của phong cách dân chủ là người lãnh đạo cần có khả năng dẫn dắt cuộc họp đi vào đúng mục đích, đúng hướng nếu không muốn bị phân tâm, đảm bảo sự công bằng và làm “trọng tài” của từng người nhằm tránh tình trạng có ai đó có “cái tôi” quá cao.

Ví dụ điển hình về phong cách lãnh đạo này

HENRY FORD

Một trong những người đã thành công và sáng tạo nhất với phong cách lãnh đạo này là Henry Ford. Với các học thuyết của mình, ông gần như đã thay đổi khái niệm về “lãnh đạo” của xã hội tư bản  trong những năm 20-30 của thế kỷ XX, khi các công ty tư bản chỉ biết bóc lột và tranh giành công nhân viên về phía mình.

Phong cách lãnh đạo dân chủ trong nghệ thuật lãnh đạo

Với ông, mục tiêu cao nhất không phải là lợi nhuận, mà là “mức độ hài lòng của mỗi người chứ không phải số tiền ghi trên bản sao kê”. Ông chú trọng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và, bên cạnh đó, quan tâm tới đời sống nhân viên của mình.

Trong công việc, khi thảo luận với nhân viên, Ford được đặt ở vị trí trung gian, khích lệ nhân viên nêu ra các ý kiến, tranh luận, ai cũng có cơ hội được nói. Điều đó làm cho nhân viên của ông cảm thấy được tôn trọng và có tinh thần cống hiến vì tập thể hơn – khi thấy mình là một phần của team.

STEVE JOBS

Ban đầu, Steve Jobs là một người theo phong cách dân chủ đơn thuần. Ông trao quyền cho nhân viên quyết định, giữ vai trò lãnh đạo và điều hành với hình ảnh chúng ta hay thấy: diễn thuyết và lắng nghe mọi người góp ý về sản phẩm. Tuy nhiên, một thời gian sau, Jobs có xu hướng trở về phong cách độc đoán dẫn đến việc sa thải của công ty.

Cũng tương tự, từ khi ở lại với Apple, Jobs đã chuyển đổi và quay trở về phong cách dân chủ của mình. Những người được ông mời về làm sẽ được trao quyền để tự phát triển. Trong những quyết định lớn, ông sẵn sàng uỷ quyền cho các cộng sự: nhà thiết kế chính Jonathan Ive, chuyên viên sáng tạo Tim Cook…ra quyết định, hoặc chỉ giữ vai trò tư vấn cho họ.

Phong cách lãnh đạo dân chủ trong nghệ thuật lãnh đạo

Để trở thành một nhà lãnh đạo đòi hỏi người đứng đầu phải có một nghệ thuật lãnh đạo cho riêng mình, với phong cách lãnh đạo phù hợp với tính chất của tổ chức mình làm việc. Nếu không xây dựng một phong cách lãnh đạo đúng đắn, nhà lãnh đạo có thể bị chìm trong những lời chỉ trích và sự quay lưng đến từ những cấp dưới – lẽ ra sẽ trở thành những cánh tay đắc lực, và đối mặt với sự thất bại.

Trên đây là những thông tin về phong cách lãnh đạo dân chủ và minh chứng về phong cách lãnh đạo dân chủ. Nếu đang là một leader, tại sao bạn không thử cân nhắc lựa chọn phong cách lãnh đạo này cho mình?


Tham khảo thêm về những thương hiệu nhượng quyền khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!

Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hello@nhuongquyenviet.vn

Rate this post
Translate »