Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: những vấn đề pháp lý doanh nghiệp cần biết

Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp xảy ra trong trường hợp cá nhân, tổ chức quyết định chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp của mình cho tổ chức cá nhân khác khi chủ sở hữu không có nhu cầu sử dụng.

Tuy nhiên, so với chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có những vấn đề pháp lý doanh nghiệp cần lưu ý, như các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bị cấm chuyển nhượng.

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay thì việc các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp cho nhau cùng phát triển là nhu cầu cần thiết. Vậy khi hai bên có nhu cầu chuyển nhượng thì cần chú ý gì khi ký kết hợp đồng.

Nội dung không thể thiếu trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp tương tự với các hợp đồng mua bán khác. Theo đó, thay vì đối tượng hợp đồng là quyền sử dụng đất hay một tài sản hữu hình thì hợp đồng trên có đối tượng giao dịch là quyền sở hữu công nghiệp. Lưu ý là chỉ có cá nhân, tổ chức sở hữu quyền sở hữu công nghiệp mới được chuyển nhượng.

Hợp đồng chuyển nhượng phải có nội dung sau đây: Tên; địa chỉ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng; Phương thức chuyển nhượng; Thời điểm chuyển nhượng; Quyền và nghĩa vụ các bên theo hợp đồng; Bảo mật Hợp đồng; Điều khoản về giải quyết tranh chấp. …

Căn cứ chuyển nhượng là căn cứ về việc bên mua có quyền được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên nhận chuyển nhượng. Bao gồm những thông tin cơ bản sau: Tên sáng chế, Nơi đăng ký văn bằng, Loại văn bằng, Ngày cấp bằng, Số văn bằng. Các thông tin về căn cứ chuyển nhượng cần phải dựa trên Văn bằng bảo hộ đã được công nhận có hiệu lực.

Giá mua: Việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp thông qua đó giúp chủ sở hữu công nghiệp thu được khoản tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Hai bên sẽ tự thoả thuận. Và sẽ được ghi tại các điều khoản trong hợp đồng.

Quyền quy định nghĩa vụ của mỗi bên: Quyền và nghĩa vụ của hai bên là điều bắt buộc phải ghi trong hợp đồng. Đây là căn cứ để hai bên ký kết hợp đồng.

Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: những vấn đề pháp lý doanh nghiệp cần biết
Giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp tuân thủ pháp luật giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Thời hạn hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: Đây là khoảng thời gian cần thiết cho mỗi bên thực thi quyền và nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Hai bên sẽ tự thoả thuận về khoảng thời gian này. Và yêu cầu bắt buộc phải thực hiện đúng với thời gian đã được thoả thuận trong hợp đồng.

Đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: Hai bên thống nhất với nhau về những nghĩa vụ đăng kí hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Thoả thuận đi kèm với việc thanh toán khoảng chi phí liên quan.

Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại hợp đồng: Một bên thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hay không tuân thủ nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng đều sẽ bị truy cứu. Trừ trường hợp được miễn truy cứu. Bồi thường thiệt hại có phát sinh khi một bên bị thiệt hại.

Mà nguyên nhân trực tiếp là từ phía bên vi phạm không tuân thủ theo đúng các nghĩa vụ đã cam kết. Trừ những trường hợp bất khả kháng. Hai bên có thể cùng thoả thuận một trong hai hoặc cả hai; thoả thuận về mức xử phạt vi phạm hợp đồng đối với trường hợp phát hiện ra hành vi vi phạm.

Bảo mật hợp đồng: Các bên thoả thuận về nội dung; phương thức bảo mật; nghĩa vụ bảo mật những thông tin liên quan đến hợp đồng và đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sở hữu công nghiệp; Thiệt hại liên quan đến bảo mật thông tin (nếu có) ; Hậu quả của pháp lý khi vi phạm nghĩa vụ này.

Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: những vấn đề pháp lý doanh nghiệp cần biết

Điều khoản về việc cam kết thực hiện trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp: Đây được coi như là một phương thức để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Điều khoản có thể được mỗi bên tự chọn.

Điều khoản để giải quyết tranh chấp: Hai bên có thể thoả thuận trong việc lựa chọn cách thức xử lý tranh chấp. Điều khoản này sẽ không mất hiệu lực sau khi hợp đồng chuyển giao quyền sử hữu công nghiệp còn hiệu lực. Trừ khi có hợp đồng sửa đổi bổ sung đối với điều khoản này hay có hợp đồng thay thế khác.

Những vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý

Lưu ý cuối cùng là chỉ có cá nhân, tổ chức sở hữu quyền sở hữu công nghiệp mới được chuyển giao. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi được bảo vệ. Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN chỉ có hiệu lực khi đã được công chứng tại Cục sở hữu công nghiệp.

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, hợp đồng chuyển giao một số đối tượng dưới đây phải đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ, bao gồm quyền sở hữu công nghiệp đối với: Sáng chế; Kiểu dáng công nghiệp; Thiết kế kỹ thuật; Nhãn hiệu (trừ các nhãn hiệu khác).

Lưu ý việc chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu không được tạo nên sự nhầm lẫn giữa tính chất, nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ có nhãn hiệu.

Hợp đồng chuyển nhượng đối với các đối tượng còn lại không phải đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ, bao gồm: quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Ngoài ra, tại khoản 55 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 sẽ có hiệu lực thi hành ngày 01/1/2023 bổ sung thêm một điều kiện cấm chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là: Quyền về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế kỹ thuật là kết quả của hoạt động khoa học và công nghệ.

Sử dụng ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc cá nhân là công dân Việt Nam và cư trú tại Việt Nam.


Tham khảo thêm về những thương hiệu nhượng quyền khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!

Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hello@nhuongquyenviet.vn

Rate this post
Translate »