Với sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ không dây siêu tốc 5G ra đời và đang được tiếng vang lớn. Nhưng có thể phải mất một thời gian nữa người dùng smartphone mới được tiếp cận và tận dụng lợi thế của nó một cách tối đa.
Mạng 5G là gì?
Bạn có thể đã xem quảng cáo và nghe thấy rất nhiều về 5G trên các mạng xã hội, diễn đàn, TV. Đây là từ viết tắt của 5th Generation, là thế hệ thứ 5 của mạng di động do đó nó có nhiều cải tiến hơn so với 4G, 3G. 5G được thiết kế để tăng tốc độ và khả năng phản hồi nhanh chóng của mạng không dây. Cách đây nhiều năm trước, chúng ta nhắn tin được với 2G. Với 3G,4G chúng ta có thể lướt internet, video trên điện thoại. Thế hệ tiếp theo 5G với thiết kế để tăng tốc độ và khả năng phản hồi nhanh chóng của mạng không dây.
Không giống như 3G và 4G, 5G sẽ thay đổi cuộc chơi vì nó cung cấp tốc độ dữ liệu nhanh hơn và tạo nền tảng cho các ứng dụng tiên tiến hơn như ô tô tự lái và thành phố thông minh. 5G cho phép tải xuống video, trò chơi và nhạc, đồng thời tải xuống nhanh hơn 5 lần so với 4G hoặc LTE. Và 5G có thể xử lý nhiều thiết bị hơn cùng một lúc, vì vậy bạn không phải lo lắng về việc bị lạc hoặc bị bỏ lại ở nơi đông người.
Vì sao mạng 5G vẫn chưa thể thay thế được?
Mặc dù có rất nhiều dự án để triển khai 5G. Tuy nhiên, thật không may smartphone 5G vẫn chưa thể phổ biến được lúc này hay thậm chí trong vài năm tới. Bởi vì một số lý do cơ bản dưới đây:
Hệ thống mạng lưới của 5G chưa sẵn sàng
Thực tế là nhà mạng phải mất nhiều năm đê thương mại hóa 5G. Một số nước thương mại được như Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ, trong đó Mỹ dẫn đầu trong việc xây dựng và triển khai công nghệ 5G nhưng với phạm vi rất hạn chế. Đối với Hàn Quốc, vùng phủ sóng 5G cũng chỉ khoảng 10%.
Theo tính toán của hãng Ericsson, mặc dù việc triển khai công nghệ 5G diễn ra với tốc độ khá nhanh nhưng vì tác động của Covid-19 và việc phải lắp đặt trạm thu phát sóng 5G cho nên đến nay chỉ có khoảng 5% dân số thế giới được phủ sóng 5G. Dự báo đến năm 2025, vùng phủ sóng 5G đạt được mức 90%.
Dự kiến, lộ trình triển khai mạng 5G rộng khắp trên toàn quốc tại Việt Nam phải đến năm 2025. Hiện dịch vụ 5G mới đang trong quá trình thử nghiệm ở một số thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng. Hầu hết các quốc gia khác, kể cả các nước phát triển, vẫn đang triển khai các tiêu chuẩn 5G, lựa chọn nhà cung cấp, đấu giá tần số và dịch vụ thử nghiệm,… trong khi các chuẩn 5G vẫn đang được hoàn thiện.
Từ 3G lên 4G rất khác so 4G lên 5G
Điều quan trọng, 5G không phải là một công nghệ, mà là một tập hợp các công nghệ phức tạp, nhiều công nghệ trong số đó vẫn chưa được các cơ quan tiêu chuẩn phân loại và chỉ định.
Công nghệ đằng sau mạng 5G sử dụng tần số rất cao. Tần số càng cao thì bước sóng càng ngắn. Bước sóng ngắn hơn cho phép tốc độ cao hơn và độ trễ thấp hơn. Với bước sóng ngắn hơn thì sẽ yêu cầu khoảng cách ngắn hơn giữa các thiết bị và trạm gốc 5G. Đồng thời tín hiệu ít có khả năng xuyên qua các vật liệu như tường và cây cối.
Để vượt qua những trở ngại đó các nhà mạng cần phải triển khai nhiều trạm hơn so với các công nghệ hiện có. Điều đó có nghĩa là các nhà cung cấp đã phải xây dựng nhiều ăng-ten và trạm 5G ở khắp mọi nơi và rất gần với người dùng. Việc đó rất tốn thời gian và cần một khoản chi phí lớn để đặt các thiết bị này ở mọi nơi. Vì vậy việc triển khai lên 5G sẽ chậm và không đồng đều.
Hiện nay, các mạng 5G sẽ rất ít và còn rất xa xôi. Tuy nhiên, nó có thể hiện diện ở một số các văn phòng, địa điểm giải trí hoặc trung tâm khác. Nhưng nói chung là mạng 5G sẽ không sẵn có ở mọi nơi cho tới vài năm nữa.
Xét về khía cạnh dịch vụ, dịch vụ của mạng 4G và mạng 5G rất khác. Mạng 3G đến 4G hầu như là phục vụ những thứ hết sức truyền thống từ xưa đến nay như: đọc báo, xem clip… Còn mạng 5G là phục vụ những thứ real-time (theo thời gian thực) tự động như xe không người lái, giao hàng bằng drone, thậm chí thay thế wifi ở nhà, văn phòng. Ở Việt Nam, đây là những dịch vụ chưa thể phổ biến nên rất khó để phổ biến mạng 5G đến năm 2025.
Vì vậy, người tiêu dùng phải trả tiền cho các tính năng, nhưng vì chưa có trạm phát sóng cũng như dịch vụ sử dụng nên họ sẽ không dùng đến. Ngoài ra, để có một trạm phát sóng thì bạn phải trả cước phí với giá cao. Các nhà mạng đã hứa rằng các gói 5G sẽ có giá tương đương với gói họ đã sử dụng. Tuy nhiên, không ai nói rằng với tốc độ mạng 5G nhanh hơn, bạn sẽ tiêu thụ dữ liệu ở tốc độ cao hơn, vì vậy bạn nên sử dụng gói lớn hơn. Tóm lại, chúng ta phải vẫn phải chi nhiều tiền hơn cho mạng 5G.
Mạng 5G trở thành tính năng dư thừa và đắt đỏ
Smartphone với mạng 5G chắc chắn đắt đỏ hơn smartphone khác. Chẳng hạn, hiện tại mẫu Galaxy S20 5G của Samsung có giá khởi điểm 1.000 đô la, trong khi đó dòng Galaxy S10 ra mắt năm ngoái dùng công nghệ 4G chỉ có giá khởi điểm khoảng 750 USD. OnePlus- một hãng điện thoại Trung Quốc cũng xác nhận rằng điện thoại 5G xuất xưởng năm nay sẽ đắt hơn bình thường.
Giá smartphone 5G tăng bởi một số nguyên nhân như do các linh phụ kiện như modem, anten, bộ xử lý,… Những linh kiện này làm cho giá thành của smartphone trội hơn đến 200 USD so với năm 2019. Với sự chưa sẵn sàng về mạng lưới và dịch vụ sẽ khiến cho công nghệ 5G được trang bị trên smartphone trở nên dư thừa.
Các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên vội mua smartphone 5G. Bởi hiện tại mạng 5G vẫn còn đang trong giai đoạn non trẻ và độ phủ sóng rất hạn chế. Trong khi để trang bị nó sẽ làm cho giá thành smartphone trở nên đắt đỏ hơn nhiều. Chính vì vậy, nếu muốn mua smartphone 5G thì bạn nên chờ vài năm nữa đến khi mạng 5G đã hoàn thiện.
Tham khảo thêm về những tin tức, sự kiện kinh tế khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!
Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hello@nhuongquyenviet.vn