Thuật ngữ Master Franchise xuất hiện rất nhiều trong thực tiễn và hoạt động kinh doanh nhượng quyền.
Master Franchise là gì?
Master Franchise hay có tên gọi khác là đại lý nhượng quyền độc quyền. Đây là hình thức mua nhượng quyền, trong đó người mua nhượng quyền được phép nhượng quyền lại cho bên khác trong một địa điểm, khu vực, lãnh thổ cụ thể. Master Franchise phải cam kết phát triển với bên bán về số lượng đơn vị kinh doanh nhượng quyền trong từng giai đoạn cụ thể.
Hai hình thức của Master Franchise
Nhượng quyền phát triển khu vực (Area development franchise) và nhượng quyền riêng lẻ (single-unit franchise). Những người mua master franchise có thể nhượng quyền cho bên thứ ba thông qua những hợp đồng với 2 hình thức trên.
Hình thức Master Franchise hay đại lý nhượng quyền độc quyền là cách phổ biến nhất và nhanh nhất để phát triển thương hiệu của bạn ra nước ngoài. Với hình thức này, chủ sở hữu thương hiệu lựa chọn và chỉ định một đối tác địa phương tại quốc gia mà họ muốn thâm nhập thị trường để thực hiện nhượng quyền và phân phối thương hiệu.
Lợi nhuận của Master Franchise đến từ đâu?
Đối tác mua Master Franchise có thể là một cá nhân hoặc một công ty, doanh nghiệp trong phạm vi khu vực kinh doanh độc quyền là một thành phố hoặc cả nước. Để có được sự độc quyền như vậy, họ phải trả một khoản phí nhượng quyền ban đầu riêng biệt, phí này thường cao hơn so với thỏa thuận nhận quyền riêng lẻ(single unit franchisee). Đổi lại, họ có quyền mở thêm chi nhánh hoặc bán nhượng quyền cho bất kỳ ai trong khu vực mà họ được kiểm soát.
Người đại diện thương hiệu của đại lý nhượng quyền độc quyền là người ký kết hợp đồng nhượng quyền với bên thứ ba có nhu cầu mua nhượng quyền trong khu vực và cung cấp mọi dịch vụ hỗ trợ cho việc trao đổi thương hiệu của chủ nhượng quyền. Bên mua nhượng quyền tính phí (bao gồm phí ban đầu và phí hàng tháng) sẽ được chủ sở hữu thương hiệu chia cho Đại lý nhượng quyền độc quyền theo những tỷ lệ đã thỏa thuận trước 50/50, 60/40 hoặc 70/30.Thông thường, phía đại lý nhượng quyền độc quyền có phần lợi nhuận lớn hơn so với chủ sở hữu thương hiệu bởi vì họ phải bỏ ra nhiều công sức và chi phí để tìm kiếm những người mua nhượng quyền.
Các đại lý nhượng quyền độc quyền thường phải cam kết với các chủ thương hiệu rằng họ sẽ mở bao nhiêu cửa hàng nhượng quyền trong một khoảng thời gian và nếu họ không thực hiện được thì họ sẽ mất độc quyền. Do đó, nhiều đại lý nhượng quyền cố định tự mở thêm cửa hàng để đủ số lượng trong thỏa thuận hợp đồng. Thông thường, một hợp đồng giữa đại lý nhượng quyền độc quyền và chủ sở hữu thương hiệu sẽ có trung bình từ 10 đến 20 năm để đáp ứng hạn ngạch đặt ra trong hợp đồng đề ra.
Master Franchise cũng có một số nhược điểm
Dù là khi ký hợp đồng nhượng quyền với Franchisor (chủ thương hiệu) hay Master Franchisee (đại lý độc quyền nhượng quyền) thì chắc chắn bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ từ bên nhượng quyền. Tuy nhiên vẫn có một số bất lợi từ Master Franchisee so với Franchisor:
- Rất khó để tiếp cận được sự hỗ trợ trực tiếp từ bên Franchisor.
- Có thể phát sinh rủi ro trong khi truyền đạt thông tin hoặc bên Master Franchisee đưa ra những chính sách không phù hợp.
- Họ có thể mất kiểm soát hoặc lạm dụng kiểm soát đối với những thành viên làm mất cân bằng trong hệ thống nhượng quyền.
- Master Franchisee sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc chốt sale với đối tác nhượng quyền để mở rộng chi nhánh thay vì hỗ trợ hay duy trì hệ thống.
Vậy nên, trước khi đặt bút ký bất kỳ hợp đồng gì, hay tìm hiểu kỹ chủ thương hiệu hay đối tác của bạn là ai để kinh doanh nhượng quyền thành công.
———————————————————————–
Để có thể hiểu rõ hơn về cách thức nhượng quyền và quảng cáo thương hiệu nhượng quyền của mình. Hãy liên hệ với Nhượng Quyền Việt chúng tôi để được tư vấn rõ hơn.
NHƯỢNG QUYỀN VIỆT
Địa chỉ: F93, Hẻm 199, Đường Hoàng Diệu, Phường 8, Quận 4, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 089.86.55255
Gmail: hello@nhuongquyenviet.vn