12 tiêu chí đánh giá khả năng nhượng quyền thương hiệu

12 tiêu chí đánh giá khả năng nhượng quyền thương hiệu

Dù chưa có một quy chuẩn riêng nào về các tiêu chí để đánh giá một thương hiệu đã đủ khả năng nhượng quyền thương hiệu hay chưa. Nhưng chung quy trong các quy chuẩn riêng đều có 12 tiêu chí đánh giá sau:

Sự tin cậy

Một công ty muốn kinh doanh nhượng quyền buộc phải có được sự tin cậy trong mắt người mua. Sự tin cậy có thể phản ánh bằng nhiều cách: mô hình tổ chức, số cơ sở kinh doanh, số năm hoạt động, mô hình kinh doanh lúc ban đầu, quảng cáo, sự nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng và năng lực quản lý nhằm xác định đặc điểm nổi bật.

Sự khác biệt

Ngoài sự tin cậy thì tổ chức nhượng quyền phải có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh thể hiện qua sản phẩm hay dịch vụ, chi phí đầu tư giảm, chiến lược quảng bá độc đáo hoặc nhắm vào các thị trường mục tiêu riêng biệt.

Khả năng chuyển tải được kiến thức

Tiêu chí tiếp theo khả năng nhượng quyền là khả năng hướng dẫn cơ cấu hoạt động cho người khác. Một doanh nghiệp muốn kinh doanh nhượng quyền phải có khả năng đào tạo người mua một cách bài bản trong một khoảng thời gian ngắn. Nói chung, nếu mô hình kinh doanh quá phức tạp đến nỗi không thể hướng dẫn người mua trong ba tháng thì rất khó để doanh nghiệp đó có thể thành công với mô hình nhượng quyền.

Một số chủ thương hiệu có mô hình kinh danh phức tạp thường khắc phục bất lợi này bằng cách chỉ hướng nhắm các đối tượng nhượng quyền đã có hiểu biết về ngành mà họ kinh doanh (ví dụ thương hiệu y tế chỉ nhắm vào đối tượng mua là các bác sỹ).

Khả năng thích nghi

Hãy đánh giá mô hình sẽ thích nghi với các thị trường khác nhau như thế nào. Một số mô hình (ví dụ như phục vụ tiệc ngoài trời) không phù hợp trên diện rộng vì sự khác biệt về khu vực dân cư về thị hiếu ăn uống theo mùa. Những mô hình khác (như phòng khám bệnh chẳng hạn) thường bị hạn chế bởi sự thay đổi về luật.

Ngoài ra, có một số mô hình hoạt động được chỉ vì chúng nằm trong một khu vực riêng biệt và một số khác thì tồn tại vì có khả năng đặc biệt của nhửng cá nhân đứng sau thương hiệu. Số còn lại, thường chỉ thành công dựa trên sự kiên nhẫn và xây dựng được mối quan hệ trong nhiều năm.

Mô hình hoạt động ban đầu đã được kiểm chứng và thành công

Mô hình hoạt động đã được kiểm chứng là cần thiết để chứng minh hệ thống đã hoàn thiện, đồng thời được dùng làm phương tiện để hướng dẫn người mua. Mô hình ban đầu còn được xem như là cơ sở để thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ mới, kỹ năng tiếp thị, bán hàng và hiệu quả kinh doanh.

Hệ thống dự liệu

Toàn bộ các doanh nghiệp đều có các hệ thống nhưng để có thể nhượng quyền thì các hệ thống này phải được lập thành dữ liệu để người mua tiếp cận một cách dễ dàng. Nói chung, chủ thương hiệu cần phải đưa toàn bộ chính sách, quy trình hoạt động, hệ thống, mô hình và tập quán kinh doanh thành tài liệu dạng cẩm nang hoạt động hoặc đĩa lưu trữ trên vi tính.

Đủ khả năng

Chỉ đơn thuần phản ánh khả năng chi trả các chi phí nhượng quyền của người mua thông qua câu hỏi. Tiêu chí này là sự phản ánh khả năng bỏ vốn đầu tư của người mua như thế nào.

Ví dụ, những nhà kinh doanh bất động sản đủ khả năng mua nhượng quyền thương hiệu khách sạn có phí nhượng quyền nhiều triệu đô la, trong khi một thương hiệu với chi phí đầu tư ban đầu khoảng 100.000 USD mà nhắm vào đối tượng người mua từng làm nhân viên văn phòng thì e không đủ sức.

Khả năng có lãi sau khi đầu tư

Đây chính là thử nghiệm khả năng nhượng quyền. Tất nhiên, một mô hình nhượng quyền phải sinh lãi nhưng hơn thế nữa, mô hình đó phải thu được lợi nhuận đã trừ khoản phí hàng tháng sau khi đầu tư thời gian và tiền bạc. Khả năng có lợi nhuận phải tương xứng, nghĩa là khả năng có lãi phải được đánh giá tương ứng với mức đầu tư để rót nguồn vốn thích hợp.

12 tiêu chí đánh giá khả năng nhượng quyền thương hiệu

Bằng cách này, chúng ta có thể so sánh rủi ro của người mua khi đầu tư mua nhượng quyền với những thương vụ đầu tư khác. Các người mua phải thu được lợi nhuận ít nhất là 20% vào năm thứ hai hoặc thứ ba trở đi. Theo đó, bạn hãy ước tính xem doanh nghiệp của bạn có đạt mức trên không bằng cách hoàn thành bài trắc nghiệm của họ.

Điều kiện và xu hướng thị trường

Dù chưa phải là một công cụ đánh giá khả năng nhượng quyền nói riêng hoặc khả năng thành công nói chung nhưng việc tìm hiểu những xu hướng này là yếu tố quan trọng đối với kế hoạch dài hạn.

Hãy đặt những câu hỏi như: Có phải thị trường đang phát triển hay củng cố? Thị trường sẽ ảnh hưởng việc kinh doanh của bạn như thế nào? Sản phẩm và dịch vụ do người mua cung cấp vẫn phù hợp vào những năm tới? Những đối tượng cạnh tranh nhượng quyền và không nhượng quyền khác đang làm gì? Môi trường cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến khả năng thành công của bạn như thế nào?

Vốn

Dù nhượng quyền thương mại là phương tiện phát triển kinh doanh với chi phí thấp thì không có nghĩa là không tốn kém chi phí. Một chủ thương hiệu cần vốn để thực hiện kế hoạch kinh doanh. Nguồn vốn cần có để thực hiện kinh doanh lúc khởi nghiệp sẽ giao động tuỳ theo kế hoạch phát triển.

Nếu một công ty cần bán một hay hai cơ sở nhượng quyền, chi phí hoàn tất tài liệu pháp lý sẽ không dưới 15.000 USD. Tuy nhiên, đối với những thương hiệu có kế hoạch phát triển mạnh thì chi phí đầy tư ban đầu sẽ không dưới 100.000 USD.

Ngoài ra, một khi cộng các chi phí in ấn, kiểm toán, tiếp thị và lương nhân viên, chủ thương hiệu cần có số vốn không dưới 250.000 USD để thực hiện mục tiêu của mình.

Xây dựng các mối quan hệ

Những chủ thương hiệu thành công thường tập trung xây dựng các mối quan hệ lâu dài với người mua vì lợi ích của hai bên. Tuy nhiên, không phải tổ chức nhượng quyền nào cũng hiểu được sự liên kết giữa mối quan hệ và lợi nhuận.

Việc duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với người mua cho phép chủ thương hiệu bán nhượng quyền hiệu quả hơn, giới thiệu những thay đổi cần thiết trong hệ thống dễ dàng hơn, tạo động lực thúc đẩy người mua cung cấp sản phẩm hay dịch vụ đồng nhất cho khách hàng.

Năng lực quản lý

Yếu tố quan trọng bậc nhất góp phần làm nên thành công trong kinh doanh nhượng quyền là năng lực quản lý. Yếu tố thường tạo ra thất bại cho chủ thương hiệu là việc thiếu kinh nghiệm của cấp quản lý. Những chủ thương hiệu mới thường tự làm tất cả mọi việc.

12 tiêu chí đánh giá khả năng nhượng quyền thương hiệu

Ngoài việc chú tâm giải quyết một số công việc mới mẻ làm tốn nhiều thời gian thì chủ thương hiệu cần phải có chuyên môn trong lĩnh vực mà mình chưa có kinh nghiệm như tiếp thị nhượng quyền, chỉ đạo công việc, bán hàng, quảng cáo, đào tạo và quản lý cả hệ thống.

Bước phù hợp ban đầu khi quyết định kinh doanh nhượng quyền là việc xem xét các câu hỏi liệu mô hình kinh doanh đã thật sự kinh doanh nhượng quyền được hay chưa. Vì vậy, tất cả những tổ chức quan tâm lĩnh vực nhượng quyền thương mại một cách nghiêm túc đều nên tiến hành khảo sát như phân tích này trước khi tiến hành kinh doanh.



Tham khảo thêm về những thông tin về sự kiện kinh tế khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!

Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua  hello@nhuongquyenviet.vn

Rate this post
Translate »