Lĩnh vực bán hàng đa cấp tại Việt Nam đang trải qua một giai đoạn tăng trưởng đáng kể về doanh thu cũng như sự đóng góp vào nguồn thuế quốc gia.
Trong năm 2020, doanh thu của ngành đa cấp đã vượt qua con số 15,438 tỷ đồng (623 triệu USD), tăng 22,8% so với năm 2019.Năm 2021, con số này đã tiếp tục tăng lên hơn 19,000 tỷ đồng (772 triệu USD), với sự gia tăng 24% so với năm 2020. Điều đáng chú ý, trong suốt 5 năm liền, ngành bán hàng đa cấp không chỉ duy trì sự ổn định mà còn chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng với tỷ lệ tăng cao.
Nguyên nhân là do Việt Nam hiện là một môi trường lý tưởng cho kinh doanh đa cấp, với dân số gần 100 triệu người, mức độ cải thiện đời sống và thu nhập của người dân tăng liên tục, đặc biệt là tầng lớp trung lưu. Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho kinh doanh trong linh vực này.
Các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này cũng được hưởng nhiều lợi ích như sự thừa nhận của pháp luật, không đòi hỏi đầu tư lớn, không yêu cầu mặt bằng, không có áp lực về doanh số, không bị gò bó về thời gian, và có thể tham gia dễ dàng mà không phân biệt về trình độ học vấn và địa điểm sinh sống.
Việt Nam cũng đã được xếp hạng trong Top 5 thị trường trên toàn cầu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong lĩnh vực bán hàng đa cấp vào năm 2019. Số lượng người tham gia bán hàng đa cấp ở Việt Nam đứng thứ 5 tại khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia, Thái Lan, Philippines và Malaysia.
Tuy nhiên, hiện nay, một số doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp không tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật, điều này làm cho nhà nước có động thái mạnh hơn trong việc siết chặt quản lý các hoạt động đa cấp và có những xử phạt mạnh đối với những công ty làm sai pháp luật.
Theo thống kê từ Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, hiện tại có 20 doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp tại Việt Nam. Trong năm 2022, đã có 2 doanh nghiệp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, bao gồm Công ty TNHH Siberian Health Quốc tế và Công ty TNHH Homeway Việt Nam. Cả hai doanh nghiệp này đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp do vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật.
Ngoài ra, trong năm 2022, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã tiến hành thanh tra chuyên ngành về việc tuân thủ pháp luật trong kinh doanh đa cấp đối với 5 doanh nghiệp khác. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp này về cơ bản đã tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn tại và hạn chế.
Trước những biện pháp siết chặt quản lý và chấn chỉnh bán hàng đa cấp biến tướng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này hiện ra sao?
Thị trường kinh doanh đa cấp hiện đang diễn biến rất phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, đánh vào lòng tham và sự thiếu hiểu biết của nhiều người, đã lôi kéo được nhiều thành phần, nhất là các bạn trẻ gia nhập vào mạng lưới đa cấp phi pháp. Vì vậy để tạo môi trường kinh doanh đa cấp lành mạnh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, nhà nước đã đề xuất một số biện pháp quan trọng.
Đầu tiên, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp cần tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự tin tưởng của khách hàng. Ngoài ra, đẩy mạnh việc phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đồng thời việc quản lý và đào tạo nhà phân phối theo đúng quy định pháp luật là điều quan trọng.
Giám sát thị trường để phát hiện và xử lý các hoạt động bất thường, và hợp tác chặt chẽ với cơ quan quản lý như Bộ Công Thương để cảnh báo, tuyên truyền cho người dân và tạo một môi trường kinh doanh tốt hơn.
Tham khảo thêm về những tin tức,sự kiện kinh tế khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!
Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hello@nhuongquyenviet.vn