Triết lý kinh doanh là kim chỉ nam để doanh nghiệp đi đúng hướng suốt 1 chặng đường dài, là điều kiện tiên quyết để đạt đến thành công. Hãy cùng điểm qua những triết lý kinh doanh thực chiến mang lại thành công lớn lao để tự mình xây dựng nên 1 triết lý phù hợp, vững bền cho doanh nghiệp nhé.
Triết lý kinh doanh là gì?
Triết lý kinh doanh là sự tổng hợp của những nguyên tắc kinh doanh mà doanh nghiệp tạo dựng và cố gắng hướng đến. Trên cơ sở này, định hướng phát triển, niềm tin chung và mục tiêu kinh doanh mà công ty theo đuổi được hình thành.
Mọi hoạt động quản lý cần được thực hiện xoay quanh một ý tưởng cốt lõi cơ bản chính là triết lý kinh doanh. Triết lý kinh doanh xác định phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp và là nền tảng của sự phát triển như sứ mệnh và tầm nhìn.
Dựa trên triết lý kinh doanh, khách hàng có thể hiểu và nhận định giá trị của doanh nghiệp, so sánh với các đối thủ cạnh tranh; nhân viên công ty cũng xác định được giá trị và mục tiêu cống hiến.
Vai trò của triết lý kinh doanh
Tạo ra nét đặc sắc, riêng biệt cho doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt giữa muôn vàn những doanh nghiệp cạnh tranh khác. Điều đó giúp tạo nên bản sắc riêng, có vai trò:
Tạo ra hệ giá trị cho công ty, giúp công ty luôn đi đúng quỹ đạo và liên tục điều chỉnh hành vi kinh doanh cho phù hợp.
Giúp khách hàng nhận thấy điểm đặc sắc của công ty, từ đó tăng khả năng hợp tác.
Giúp doanh nghiệp luôn giữ được hình ảnh tốt đẹp, tự bảo vệ mình khỏi tin đồn ác ý.
Giúp công ty phát triển bền vững
Triết lý kinh doanh sẽ là sợi dây tư tưởng duy trì văn hóa và bản sắc doanh nghiệp. Dù có qua chục năm, hay thậm chí trăm năm, trải qua nhiều thế hệ lãnh đạo khác nhau, doanh nghiệp vẫn sẽ phát triển và phấn đấu vì tư tưởng cốt lõi ban đầu ấy.
Đây là điều đã được chứng minh bởi nhiều doanh nghiệp lớn và lâu đời trên thế giới.
Tạo sức mạnh để doanh nghiệp vươn lên
Triết lý kinh doanh giúp nhân viên có 1 mục tiêu chung để phấn đấu, cảm nhận được lý tưởng mà mình cần hướng đến và dẫn đến hành động nhất quán với nhau, thúc đẩy nhau.
Do đó, có thể coi triết lý kinh doanh là 1 loại tài sản tinh thần tạo nên niềm tin, ý chí và sức mạnh cho doanh nghiệp vươn lên.
Giúp định hướng doanh nghiệp
Giữa môi trường cạnh tranh khốc liệt, thay đổi liên tục hằng ngày, doanh nghiệp cũng phải đổi mới liên tục mới có thể tồn tại. Nhưng trong quá trình làm mới mình đó, làm thế nào để không đánh mất bản sắc? Đó chính là phải thiết lập và giữ vững triết lý kinh doanh làm kim chỉ nam cho mọi hành động.
Những triết lý kinh doanh của các CEO & doanh nghiệp thành công
Samsung Electronics: Vận dụng công nghệ và năng lực tạo ra các dịch vụ và sản phẩm vượt trội đóng góp cho một xã hội toàn cầu tốt đẹp hơn.
Diễn giải triết lý dưới góc độ mục tiêu công việc, tinh thần và phong cách làm việc, CEO của công ty cho biết: Chất lượng quản lý nằm ở việc dùng người. Chất lượng sản phẩm phải ngày một nâng cao và sự tận tụy phục vụ khách hàng chỉ có điểm bắt đầu chứ không có điểm kết thúc.
Haier: Phục vụ trước, chế tạo sau
Một khía cạnh quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh doanh hiện đại của Haier là đặt dịch vụ khách hàng lên hàng đầu trong hoạt động tiếp thị, đề cao triết lý kinh doanh “phục vụ trên hết”, đáp ứng nhu cầu đặc biệt của người tiêu dùng một cách kịp thời.
Playboy: Luôn luôn bắt đầu ngay bây giờ! Luôn đổi mới, luôn phổ biến và luôn đi đầu thời đại.
Nhờ sự đổi mới liên tục, quần áo, giày dép, đồ da và hàng loạt sản phẩm khác của Playboy có danh tiếng cao trên thế giới và được đông đảo công chúng đón nhận, trở thành món hàng thời thượng được nhiều bạn trẻ theo đuổi.
TCL: Lấy con người làm gốc
TCL chủ trương quan điểm “hướng về con người” và coi trọng việc nuôi dưỡng và khai thác nguồn nhân lực, lấy đó làm cơ sở để ra quyết định cho hoạt động và quản lý doanh nghiệp.
Sony: Chạm đến trái tim người tiêu dùng
Sony đã tạo ra tạo ra một phong cách giải trí mới cho khách hàng thông qua việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm độc đáo. Hiểu rõ thị trường và nhu cầu của khách hàng là động lực thúc đẩy sự phát triển vượt bậc cho doanh nghiệp suốt nhiều thập kỷ qua.
McDonald’s: Khách hàng là trên hết
Quy tắc vàng của McDonald’s là chất lượng, dịch vụ, sạch sẽ và giá trị. Đây là những yêu cầu cơ bản và vô cùng quan trọng để phục vụ khách hàng trong lĩnh vực ăn uống.
Disney: Tình yêu, tình bạn, lòng tốt và sự chân thành
Disney đã hình thành nên một nền văn hóa, mang lại những giá trị tinh thần quý giá đối với con người. Không chỉ sản xuất hoạt hình cho trẻ em, Disney còn giữ gìn tâm hồn trẻ thơ đáng quý trong mỗi người, cho chúng ta 1 vé quay về tuổi thơ.
Nestlé: Good food, Good life
Bất cứ khi nào và ở đâu, khi mọi người nhìn thấy logo chim mẹ đang mớm mồi cho con, họ sẽ nghĩ đến sự an toàn, trách nhiệm, ấm áp, tình mẫu tử, thiên nhiên và gia đình.
Đây là điều mà những người sáng tạo ra triết lý kinh doanh của Nestlé muốn khắc họa: đóng góp vào cuộc sống khỏe mạnh của con người bằng cách cung cấp thực phẩm chất lượng cao.
Nike: Tất cả vì vận động viên
Nike chú ý đến việc phát triển bản sắc của chính mình và không ngừng đổi mới. Triết lý kinh doanh trên đã thu hút các vận động viên và những người đam mê thể thao. Trong các cuộc thi đấu thể thao lớn, các vận động viên mặc những sản phẩm có logo Nike, vô hình trung trở thành “nhân viên bán hàng” của Nike.
Mercedes-Benz: Công bằng và trách nhiệm
Nhận thức được mọi người theo đuổi vẻ ngoài đẹp đẽ, nội thất sang trọng và cảm giác lái xe thoải mái để thể hiện giá trị của bản thân. Mercedes-Benz không ngừng cải tiến sản phẩm.
Mặt khác, Mercedes-Benz cũng coi trách nhiệm xã hội là nhiệm vụ của mình để liên tục cải tiến công nghệ sản xuất, giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm, giảm lượng khí thải, sản xuất bằng vật liệu có thể tái chế nhiều lần nhằm tối đa hóa khả năng bảo vệ của môi trường.
Tham khảo thêm về những thương hiệu nhượng quyền khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!
Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hello@nhuongquyenviet.vn