5 yếu tố cơ bản khi xây dựng mục tiêu kinh doanh

5 yếu tố cơ bản khi xây dựng mục tiêu kinh doanh

Trong doanh nghiệp, mục tiêu kinh doanh là cơ sở giúp cho họ phát triển bền vững và lâu dài. Vậy làm thế nào để xây dựng một mục tiêu thông minh và hiệu quả? Doanh nghiệp nên xây dựng mục tiêu kinh doanh theo những tiêu chí nào? Hãy cùng Nhượng Quyền Việt tìm hiểu nhé!

Mục tiêu kinh doanh là gì?

Mục tiêu kinh doanh có tên tiếng anh là Business Objective. Đây là những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra và dự đoán sẽ đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể.

Mục tiêu này có thể đặt chung cho toàn doanh nghiệp, hoặc đặt riêng cho các phòng ban, người quản lý, các nhân viên hay những khách hàng cụ thể. Mục tiêu kinh doanh mang ý nghĩa tổng quan, là đòn bẩy giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và lâu dài.

Đây có thể được coi là sứ mệnh của doanh nghiệp cho phép các nhà lãnh đạo định hướng công ty đi đúng ban đầu đề ra, là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp muốn đạt được.

Mục tiêu kinh doanh được coi là sứ mệnh công ty
Mục tiêu kinh doanh được coi là sứ mệnh công ty

Thông thường, các nhà quản trị sẽ xây dựng mục tiêu kinh doanh theo 3 hướng sau:

  • Mục tiêu kinh tế: Đây là yếu tố hàng đầu, yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ đặt ra mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận sau mỗi dự án được triển khai.
  • Mục tiêu xã hội: Đẩy mạnh vào các hoạt động marketing, truyền thông về thương hiệu và sản phẩm trên thị trường. Ngoài ra, các hoạt động CSR, green marketing… cũng được nhiều doanh nghiệp chú trọng hơn.
  • Mục tiêu sản phẩm: Đa dạng hoá sản phẩm theo các xu hướng, phù hợp với thị hiếu của người dùng hiện tại

Các yếu tố để xây dựng mục tiêu kinh doanh

Lấy tiêu chí SMART làm yếu tố xây dựng mục tiêu.

Tính cụ thể (Specific)

Mục tiêu càng cụ thể thì việc hiện thực hóa ý tưởng của bạn càng dễ dàng thực hiện. Không nên đặt mục tiêu quá chung chung, quá rộng và khó có thể đạt được.

Bạn cần làm rõ câu trả lời: Mục tiêu này được xét dựa trên phương diện nào? Kết quả cuối cùng dự án cần đạt được là gì? Chúng ta cần nỗ lực ở những điểm nào? Đây có phải là mục tiêu ưu tiên hơn không? Tại sao mục tiêu này lại có giá trị cho chiến lược dài hạn của chúng ta?

Có thể đo lường được (Measurable)

Đo lường là kết quả để biết dự án của bạn có đang làm tốt hay không? Có đang đi đúng hướng không? Nếu kết quả đo lường không được khả quan, bạn cần điều chỉnh lại chiến lược của mình. Việc đặt ra một mục tiêu có thể đo lường được sẽ cho phép đánh giá hiệu suất của từng cá nhân, từng phong ban.

Xây dựng mục tiêu kinh doanh cần tuân thủ theo tiêu chí SMART
Xây dựng mục tiêu kinh doanh cần tuân thủ theo tiêu chí SMART

Tính khả thi (Achievable)

Tính khả thi hay khả năng thực tế của doanh nghiệp bạn. Mục tiêu không nên quá xa vời hay quá thấp, mục tiêu là động lực để mọi người quyết tâm phấn đấu và đạt được. Mục tiêu phải thực tế và phù hợp với tình hình của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, mục tiêu cũng cần có sự đổi mới và bứt phá. Như vậy mọi người mới coi đó là cơ hội để thử sức và phát triển.

Tính liên quan (Relevant)

Mục tiêu cần phải liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn và ngắn hạn của doanh nghiệp. Đồng thời phải có tính nhất quán, không làm ảnh hưởng đến các mục tiêu khác, cùng hướng tới một mục tiêu chung.

Có thời hạn (Time-bound) 

Đây là yếu tố thường bị bỏ quên, nhưng lại là yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết. Mục tiêu cần có giới hạn về mặt thời gian, thời gian bắt đầu đến khi kết thúc, lộ trình cần rõ ràng, theo từng giai đoạn để đảm bảo mọi người có thể đạt được KPI theo đúng tiến độ.


Tham khảo thêm về những thông tin về sự kiện kinh tế khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!

Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua  hello@nhuongquyenviet.vn

Rate this post
Popup Banner ×
Translate »