Những cửa hàng tiện lợi được tạo ra để phục vụ các bữa ăn tiện dụng và hợp túi tiền, song nhiều thượng đế rời khỏi cửa hàng thức ăn nhanh và thấy. .. hối hận khi mình đã chi tiêu quá tay. Mỗi năm, một người Mỹ “đốt” gần 28 triệu VNĐ vào thức ăn nhanh. Thương hiệu đã “móc túi” khách hàng chuyên nghiệp như thế nào.
Sự “hỗn loạn” trong thực đơn
So với nhiều mô hình kinh doanh hiện nay thì thực đơn của các cửa hàng thức ăn nhanh không khác gì một “mớ bùi nhùi” với những hình ảnh và màu sắc loè loẹt có thể làm “choáng” người đọc.
Vì biết khách hàng sẽ đi từ trái sang phải nên các sản phẩm chất lượng cao (có biên lợi nhuận cao) sẽ được bày nghiêng hẳn về phía trước với kích thước được cố ý làm nhỏ lại khá nhiều so với hình dáng và tên gọi.
Chính các vị khách cũng không thật sự thoải mái khi chọn món ăn ngoài những cặp mắt tò mò của nhân viên còn là những người đến sau liên tục đổ dồn vào “nhân vật gọi món” đã tạo ra một áp lực không nhỏ khiến đa phần khách hàng nhanh chóng lựa chọn những hình ảnh bắt mắt nhất (và có lẽ cũng đắt nhất trong quán) .
Hans Taparia – giáo sư Kinh tế và Xã hội tại Đại học NYU: “Hình ảnh đồ ăn sẽ nhanh chóng kích thích não bộ của bạn, đặc biệt là những người đang đói.
Đây là một trong các “chiêu bài” nổi tiếng của cửa hàng thức ăn nhanh bắt đầu từ những năm 80, hình ảnh đồ ăn khổ to với nét chữ nhỏ, tô đậm và màu sặc sỡ thường được lựa chọn. ”
Ngoài ra các thực đơn cửa hàng đồ ăn nhanh còn “giấu” đi ký hiệu tiền tệ và ghi những con số rút gọn như “9.79” hay “9.87” khiến người tiêu dùng cảm giác rằng sản phẩm đó chỉ có 9 USD, tuy nhiên trên thực tế là gần 10 USD.
Tưởng rẻ nhưng không rẻ
Đối với những sản phẩm giá cao, các chuỗi cửa hàng này sẽ “giấu” chúng đi ở một góc khá xa bên phải, cùng với kích cỡ chữ nhỏ hơn cả các sản phẩm “nổi bật”, khách hàng lần đầu gần như không tài nào nhìn ra được những sự lựa chọn giá tốt kia.
Theo Hans Taparia: “Những sản phẩm giá rẻ phục vụ 2 mục đích: Giữ lượng khách hàng ra vào cửa tiệm ở một mức cố định và hỗ trợ cho khách hàng không có điều kiện trong khu vực.”
Không những vậy, thay vì phải lựa chọn từng món ăn chính, đồ đi kèm, nước uống. .. các combo thường được ưu tiên trưng bày cho khách hàng thoải mái chọn lựa với cùng một con số. Và khi khách hàng tưởng rằng sẽ có thêm nhiều ưu đãi hơn khi mua combo thì trên thực tế, combo số 3 của McDonald ’ s lại rẻ hơn. .. 2.000 VNĐ so với giá mỗi sản phẩm.
Đó là chưa tính đến việc “Upsize” chỉ với một số tiền nhỏ (hoặc trong nhiều trường hợp là miễn phí) cũng làm không ít khách hàng mua nhiều hơn số lượng mà họ dự định.
Kết hợp với các combo “hấp dẫn”, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh có thể đáp ứng được tất cả nhu cầu của khách hàng.
Và vì những sản phẩm được nhập khẩu bởi bên thứ 3 như nước ngọt, nước giải khát. .. có biên lợi nhuận cực cao, nhiều chuỗi đồ ăn nhanh sẽ làm mọi cách để “dụ dỗ” khách hàng mua thêm một ly nước, kể cả khi cho nó vào combo, thường xuyên nhắc nhở “anh/chị có cần mua nhiều nước không?”, và cho phép khách hàng gia tăng kích thước với giá rẻ.
“Thâu tóm” khách hàng
Từ các cửa tiệm mở bán suốt 24 giờ cho đến những thực đơn phong phú được phục vụ hàng ngày, các thương hiệu đồ ăn nhanh đã và đang dần trở thành những sự lựa chọn số 1 trong lòng người tiêu dùng bởi tính tiện dụng của mình.
Để “lôi kéo” các thượng đế đi vào tiệm cũng là cả một nghệ thuật, những sản phẩm có giá trị tốt nhất sẽ được quảng cáo rộng rãi từ các tấm áp phích ngoài cửa đến những mẫu tờ rơi hay đoạn video tiếp thị tới công chúng.
Một khách hàng dễ dàng “ghé nhanh” cửa tiệm chỉ để mua que kem có giá 5.000 VNĐ, nhưng đã mất thời gian mà chả lẽ không mua được cốc nước, thì lập tức nhân viên sẽ giới thiệu ngay một combo đang khuyến mãi có cả kem và nước với giá ưu đãi. .. Đùng một cái, một phần combo hàng trăm nghìn đã được thanh toán.
Một số nhãn hiệu thức ăn nhanh đã bắt đầu phối hợp với nhiều hệ thống siêu thị cũng như các thương hiệu khác để đưa ra coupon giảm giá trong thời gian hạn chế.
Ngoài ra, phần lớn các chuỗi thức ăn nhanh đã sở hữu website và ứng dụng riêng để có thể “nuốt trọn” đời sống của khách hàng, càng mua nhiều và liên tục, khách hàng sẽ càng được nhận nhiều lợi ích hơn nữa và dần trở thành một tín đồ trung thành.
Hans Taparia cho biết thêm: “Một số chiêu thức marketing sẽ không có hiệu quả nếu triển khai đơn lẻ, tuy nhiên khi các nhãn hiệu cùng” bắt tay “thì kết quả sẽ lớn lên rất nhiều lần.”
Hậu quả đáng lo ngại
Nhất đằng sau những chiêu “móc túi” này là các hiểm hoạ đối với xã hội không thể lường trước được. Thức ăn nhanh ngày càng trở nên đắt tiền, trung bình tăng hơn 54% so với 10 năm trước và bỏ lỡ gần như hoàn toàn ngành kinh doanh thực phẩm truyền thống.
Theo Bloomberg, thức ăn nhanh cũng đã trở thành sự lựa chọn phổ biến ở các quốc gia có thu nhập thấp và những tầng lớp có chi tiêu thực phẩm hạn chế, trở thành thủ phạm chủ yếu gây nên tình trạng thừa cân, béo phì, tim mạch, tiểu đường. .. đang ngày càng trầm trọng tại Hoa Kỳ.
Ngoài ra, bao bì thực phẩm “tiện lợi” cũng góp phần tàn phá môi trường một cách đáng lo ngại.
Trong khi đó, những chuỗi cửa hàng “lành mạnh” cũng ngày càng đắt đỏ hơn do đã tìm thấy phân khúc khách hàng “chịu chi” mới của mình: Tầng lớp trung lưu trở lên với mong muốn tránh xa nạn thừa cân và tiểu đường.
Có thể nói, thành công của những chuỗi thức ăn nhanh đang ngày càng đẩy xã hội Mỹ vào một cuộc khủng hoảng sức khoẻ cá nhân và môi trường sống mới.
Tham khảo thêm về những thương hiệu nhượng quyền khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!
Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hello@nhuongquyenviet.vn