Sau 1 năm về tay Masan, Phúc Long giờ ra sao?

Sau 1 năm về tay Masan, Phúc Long giờ ra sao?

Báo cáo thường niên mới công bố của Tập đoàn Masan (MSN) đã tiết lộ chi tiết về quá trình phát triển của Phúc Long, chuỗi trà sữa được họ đầu tư từ cuối năm 2021. Theo báo cáo, Masan cho biết Phúc Long đứng thứ hai về doanh thu trong chuỗi cà phê, trà nội địa nhưng không đạt mục tiêu mở 1.000 ki-ốt như kỳ vọng ban đầu. 

Đánh giá của Masan cho thấy từ khi trở thành một phần trong hệ sinh thái bán lẻ tiêu dùng, Phúc Long “đã tăng trưởng đáng kể” khi đứng thứ hai về doanh thu và đứng thứ nhất về biên lợi nhuận gộp trong chuỗi cà phê và trà nội địa. Năm 2022, chuỗi này thu về 1.579 tỷ đồng doanh thu, với lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA) đạt 195 tỷ đồng.

Để so sánh, Highland Coffee, chuỗi cà phê quy mô doanh thu đứng đầu thị trường hiện nay, thu về hơn 1.700 tỷ đồng doanh thu trong năm 2021. Giai đoạn đỉnh năm 2019-2020, chuỗi này đạt trên 2.000 tỷ đồng mỗi năm.

Ki-ốt Phúc Long bên trong cửa hàng cửa hàng tiện lợi Vinmart+ 
Ki-ốt Phúc Long bên trong cửa hàng cửa hàng tiện lợi Vinmart+

Masan lần đầu rót vốn vào Phúc Long tháng 5/2021. Khi đó, doanh nghiệp này chi 15 triệu USD (tương đương 340 tỷ đồng) để nắm 20% cổ phần, với định giá lần đầu là 75 triệu USD. Chỉ một năm sau đó, định giá của Phúc Long tăng gấp 6 lần lên gần 450 triệu USD, sau khi Masan chi hơn 6.100 tỷ đồng để mua thêm 65% cổ phần.

Tập đoàn này kỳ vọng đưa Phúc Long thành công ty trà và cà phê số một Việt Nam trong vài năm tới nhờ “hiệu quả vượt trội trên mỗi đơn vị cửa hàng đi kèm với đà tăng tốc mở mới điểm bán”. Để đạt mục tiêu, ban đầu định hướng phát triển của chuỗi trà sữa này là tập trung vào mô hình ki-ốt.

Cách thức triển khai là đưa các ki-ốt Phúc Long quy mô nhỏ vào trong các cửa hàng WinMart, với mục tiêu tạo ra một mô hình tích hợp WinMart+ (nhu yếu phẩm), Phúc Long (trà và cà phê), dược phẩm, Techcombank (ngân hàng) và điểm giao dịch Reddi (viễn thông di động) tại một địa điểm.

Masan dự kiến mở 2.000 cửa hàng mini-mall trong năm 2022, còn Phúc Long sẽ đạt mức 1.000 ki-ốt trà sữa. Doanh thu của chuỗi này dự kiến đạt 2.500-3.000 tỷ đồng nhờ việc mở rộng quy mô nhanh chóng.

Tuy nhiên, việc thử nghiệm mô hình mới ki-ốt, theo Masan thừa nhận trong báo cáo thường niên, đã “không đáp ứng được kỳ vọng ban đầu”. Trong 6 tháng cuối năm ngoái, 150 ki-ốt đóng cửa. “Chúng tôi đang điều chỉnh mô hình này trong nửa đầu năm 2023 trước khi tiếp tục mở rộng quy mô”, Masan cho hay.

Masan không giải thích thêm về quyết định dừng mô hình ki-ốt, nhưng "việc không đáp ứng kỳ vọng" có thể thấy từ con số doanh thu và lợi nhuận.
Masan không giải thích thêm về quyết định dừng mô hình ki-ốt, nhưng “việc không đáp ứng kỳ vọng” có thể thấy từ con số doanh thu và lợi nhuận.

Hệ thống Phúc Long mang về hơn 1.500 tỷ đồng doanh thu trong năm 2022, với lợi nhuận gần 200 tỷ đồng. Trong khi đó, riêng nhóm cửa hàng flagship đạt doanh thu hơn 1.100 tỷ với lợi nhuận hơn 330 tỷ đồng. Tức là, phần đóng góp của mô hình ki-ốt vào lợi nhuận có thể là con số âm.

Trong cấu trúc doanh thu, doanh thu từ trà chiếm hơn 70% nhờ thương hiệu được yêu thích. Phúc Long cũng cho biết đã có những bước tiến trong việc tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh, bao gồm dịch vụ giao hàng và tiêu dùng tại cửa hàng. Doanh số bán hàng trực tuyến chiếm 35% tổng doanh thu.


Tham khảo thêm về những thương hiệu nhượng quyền khác cùng Nhượng Quyền Việtxem tại đây!

Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hello@nhuongquyenviet.vn

Rate this post
Translate »