Bước qua giai đoạn khó khăn của đại dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam đang có những dấu hiệu phục hồi ngay từ đầu năm. Lượng khách du lịch nội địa có sự gia tăng mạnh mẽ, trong khi du khách quốc tế đang trở lại Việt Nam với ngày càng nhiều hơn. Điều này không chỉ là một tín hiệu đầy lạc quan, mà còn cho thấy rằng ngành du lịch đang từng bước phục hồi và phát triển mạnh mẽ, góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.
Du lịch có khởi sắc và phục hồi
Năm 2022 đã đánh dấu một bước khởi sắc quan trọng trong lĩnh vực du lịch Việt Nam khi Chính phủ quyết định mở cửa hoạt động du lịch vào trở lại vào tháng 3/2023. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2022 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 3.6 triệu lượt người, gấp 23.3 lần so với năm trước.
Lượng khách du lịch nội địa đạt 101 triệu lượt, tăng hơn gấp rưỡi so với mục tiêu đặt ra cho năm 2022 là 60 triệu lượt khách và vượt xa con số 85 triệu lượt khách nội địa năm 2019 khi chưa xảy ra đại dịch Covid-19. Tổng thu từ du lịch ước đạt 495 nghìn tỷ đồng, vượt trên 23% so với kế hoạch năm 2022 và đạt 66% so với năm 2019.
Cùng với sự phát triển của du lịch, các doanh nghiệp lữ hành ra đời ngày cảng nhiều, đóng vai trò trung gian giữa khách hàng và các địa điểm du lịch. Cho tới nay có hơn 3423 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế (6/2023). Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa hiện có 1060 doanh nghiệp đã được các địa phương cấp phép. (tính đến 6/2022).
Các công ty du lịch đang trên đà khôi phục và phát triển lớn mạnh trở lại. Thị trường du lịch sôi động thời gian gần đây cho thấy những tín hiệu khả quan trong ngành du lịch – lữ hành. Trong đó có một số công ty du lịch nổi bật tại Việt Nam hiện nay như: Vietravel, Saigontourist, Bến Thành Tourist, Hanoitourist,…
Năm 2023, ngành du lịch Việt Nam đã đặt ra mục cao hơn với 110 triệu du khách, bao gồm 8 triệu lượt du khách quốc tế và 102 triệu lượt du khách nội địa, dự kiến thu về khoảng 650 nghìn tỷ đồng. Mặc dù có sự kỳ vọng rất lớn về con số này, tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam đang đối mặt với những thách thức đáng kể. Tình hình kinh tế thế giới bị động bởi xung đột Nga – Ukraine đã gây ra sự hạn chế trong việc chi tiêu của du khách.
Ngoài ra, Việt Nam và các công ty du lịch cũng cần phải nỗ lực để nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo ra những trải nghiệm hấp dẫn cho du khách. Các thương hiệu du lịch cần tăng cường sự liên kết giữa khách hàng và các dịch vụ du lịch để quảng bá, khám phá, phát triển du lịch đa dạng hơn. Đồng thời, trong giai đoạn này, du lịch cũng cần chú trọng tính chuyên nghiệp, hiện đại, tuân theo chuẩn mực quốc tế nhưng cũng phải đổi mới, sáng tạo và gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số.
Tham khảo thêm về những tin tức,sự kiện kinh tế khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!
Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hello@nhuongquyenviet.vn