“Khát vốn” nhiều doanh nghiệp phải bán cho nước ngoài để giải vây

Trước tình hình doanh nghiệp “khát vốn” hiệp hội doanh nghiệp TP. HCM kiến nghị ngân hàng mở rộng room tín dụng cũng với việc nới rộng các điều kiện cho vay như tỷ lệ thế chấp, cầm cố khoản vay cho các doanh nghiệp bởi nhiều doanh nghiệp đang “khát vốn” và không có nguồn thu để trả nợ, đầu tư. ..

Sáng 17/2/2023, Bí thư Thành uỷ TP. HCM Nguyễn Văn Nên và Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Võ Văn Hoan chủ trì cuộc gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

CƠN “KHÁT VỐN” ĐANG TĂNG

Ông Nguyễn Ngọc Hoà, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP. HCM (HUBA) , cho rằng nhiều doanh nghiệp đang rất “khát vốn” và không có đủ khả năng để thanh toán nợ, đầu tư.

Hiện có một số ngành đang gặp khó khăn trầm trọng. Trước hết là ngành mỹ nghệ chế biến gỗ, đơn hàng giảm mạnh, sản xuất đình trệ, nhất là các doanh nghiệp nhỏ (gỗ dăm và viên nén tăng giá nhưng chủ yếu do doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp FDI).

Thực tế ghi nhận cho thấy, chỉ có 10% doanh nghiệp đạt 50% đơn hàng và có 50% doanh nghiệp còn 30-40% đơn hàng, các doanh nghiệp còn lại là không có đơn hàng. Do đó, hàng tồn kho tăng cao, thiếu dòng tiền.

Riêng trong lĩnh vực bất động sản, hiện rất khó khăn và có xu hướng đi vào suy thoái. Sự ngưng trệ của thị trường bất động sản đã kéo theo sự ảnh hưởng đến nhiều ngành liên quan. Đơn cử, ngành vật liệu xây dựng đang ghi nhận sụt giảm nghiêm trọng cả trên thị trường trong và ngoài nước.

“Khát vốn” nhiều doanh nghiệp phải bán cho nước ngoài để giải vây

Cụ thể, hiện giá thép giảm 60% do lượng cung quá lớn trong khi nhu cầu giảm, sản lượng xuất khẩu thép giảm 69,3%; nhà máy xi măng ế ẩm, xuất khẩu giảm 55%, thị trường trong nước cũng sụt giảm do đầu tư công và dự án bất động sản đóng băng, doanh nghiệp nợ lẫn nhau.

Người lao động bị sa thải, ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống an sinh xã hội…

Cũng nằm trong tình cảnh rất cần tiền để sản xuất nhưng nhiều doanh nghiệp ngành may mặc đang gặp khó khăn. Nhiều công ty đang bị ngân hàng đánh giá lại giá trị doanh nghiệp xuống từ 50 – 60% so với trước khiến hạn mức cho vay sụt giảm đáng kể.

Ông Phạm Văn Việt, Phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP. HCM, cho rằng các quy định cho vay thắt chặt lại cũng đẩy lãi suất lên rất cao trong khi ngành này hiện đang giảm đơn hàng khoảng 30 – 40% và lợi nhuận trên mỗi đơn hàng cũng trượt dốc.

“Các ngân hàng cần linh hoạt hơn nữa khi cho vay, đặc biệt với những doanh nghiệp còn đang gặp khó khăn trong nền kinh tế thị trường hiện nay”, ông Việt khuyến nghị.

Một trong những ngành hàng còn duy trì được năng lực cạnh tranh là lương thực và thuỷ sản, tuy nhiên các doanh nghiệp ngành này cho rằng họ cũng không có lãi nhiều khi mà lãi suất cho vay của ngân hàng lên trên 10%/năm, cùng với giá xăng dầu leo thang.

Theo bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội lương thực thực phẩm TP.HCM, thực tế đáng báo động hiện nay là một số doanh nghiệp lớn, có thương hiệu lớn tại TP.HCM, đầu tư công nghệ tiên tiến nhưng hiện quá khó khăn về tài chính. Các quỹ đầu tư nước ngoài đang “săn” các doanh nghiệp này.

“Khát vốn” nhiều doanh nghiệp phải bán cho nước ngoài để giải vây

Bà Chi cho biết nếu tiếp tục để lại những doanh nghiệp này sẽ rất đáng tiếc, bởi số doanh nghiệp lớn tại TP. HCM đang cung cấp trên 40% lượng hàng tiêu thụ trên cả nước.

Không ai muốn “bán mình” cho những đơn vị khác khi đã ổn định sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của tất cả các chính sách, lãi suất. .. để ổn định hoạt động.

Nhiều doanh nghiệp ngành Cơ khí – Điện TP. HCM cũng đang lao đao phải bán tài sản để trả nợ, có doanh nghiệp thương lượng với ngân hàng nhằm tránh vỡ nợ.

Theo ông Đỗ Phước Tuấn, Chủ tịch Hội Cơ khí – Điện TP. HCM, chính sách hỗ trợ lãi suất của TP. HCM khiến doanh nghiệp gặp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp được UBND thành phố phê duyệt dự án đầu tư, từ nguồn hỗ trợ lãi suất theo quy định của chính phủ nhưng đến giờ vẫn chưa nhận tiền vì không có đủ vốn để đàm phán với ngân hàng.

CẦN MỞ ROOM, GIẢM LÃI VAY

Để hỗ trợ các doanh nghiệp, về lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính, bà Lý Kim Chi cho rằng UBND TP.HCM cần chỉ đạo các sở ban ngành tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển. Một số cán bộ công chức vẫn bình chân như vại trước các thủ tục, chuyển đi chuyển lại, chỉ doanh nghiệp phải chịu đựng.

Bà Chi cũng kiến nghị TP.HCM có đề xuất với Chính phủ, bộ ngành khi ban hành nghị định, thông tư thì có tổ chức lấy ý kiến doanh nghiệp để hạn chế việc ban hành các nghị định, thông tư không phù hợp, làm ách tắc trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hoà, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP. HCM, hiện nay, lãi suất cho vay phần lớn đều trên 10%/năm sẽ là khó để doanh nghiệp dùng đòn bẩy nợ vay. Bởi vậy, Ngân hàng nhà nước cần chỉ đạo hạ lãi suất tiền vay.

“Khát vốn” nhiều doanh nghiệp phải bán cho nước ngoài để giải vây
Nhiều doanh nghiệp khó khăn về nguồn vốn

Đồng thời, nhà nước cần tiếp tục áp dụng chính sách khoanh nợ vay 1 năm với những khoản vay trung và dài hạn. Đặc biệt, cần có chính sách ân hạn 1 năm cho đợt hỗ trợ năm 2021, thay vì dồn trả nợ ngay trong năm tiếp theo, sẽ chỉ khiến doanh nghiệp khó hơn.

Ngân hàng Nhà nước cần sớm thông báo chỉ tiêu tín dụng từ đầu năm cho các ngân hàng để cân đối thực hiện, tuân thủ và giữ đúng cam kết vốn với khách hàng nhằm không đẩy doanh nghiệp vào thế bị động.

Ghi nhận những kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP. HCM, cho rằng tốc độ tăng trưởng gdp của thành phố năm 2022 ở mức 9,03%, cao hơn mức trung bình của cả nước là 6%.

Nhưng từ cuối năm 2022 tình hình diễn biến phức tạp, ảnh hưởng khá toàn diện lên hoạt động của doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực.

Nhiều thông tin đã được gửi đến chính quyền thành phố, đòi hỏi thành phố phải có giải pháp tháo gỡ, tạo đà thúc đẩy tăng trưởng cho TP.HCM. Các đề xuất của doanh nghiệp, thành phố  sẽ tập trung giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới.


Tham khảo thêm về những thương hiệu nhượng quyền khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!

Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hello@nhuongquyenviet.vn

Rate this post
Translate »