Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu đã trở nên quá quen thuộc với thị trường hiện nay, không những thế nó đang có xu hướng ngày càng phát triển và phổ biến rộng rãi.
Thế nhưng, liệu bạn đã thực sự hiểu hết về hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu? Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để nắm rõ hơn mô hình kinh doanh đầy tiền năng này.
Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là gì?
Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu được hiểu là hình thức cho phép các cá nhân hay tổ chức được sử dụng tên sản phẩm/dịch vụ của một bên khác để buôn bán trong khoảng thời gian và địa điểm nhất định. Bên nhận quyền phải chi trả một khoản phí có thể theo phần trăm của doanh thu hoặc lợi nhuận của cửa hàng cho bên nhượng.
Mặt khác bên nhưng phải hỗ trợ, cung cấp đầy đủ các thông tin theo điều kiện hợp đồng như: Thương hiệu, mô hình kinh doanh, cách quản lý, phương thức sản xuất,… Bên cạnh đó, họ sẽ có quyền kiểm soát đối với bên nhận.
Lưu ý: hợp đồng nhượng quyền rất phức tạp, chi phí và trách nhiệm đối với những người nhận quyền tiềm năng sẽ thay đổi tùy theo từng đề nghị.
Nhượng quyền có lẽ là một phương pháp kinh doanh “TỐT” cho những người mới bắt đầu, đặc biệt với ai muốn hoạt động trong ngành có tính cạnh tranh cao, chẳng hạn như đồ ăn nhanh, nhà hàng, quán nhậu,…
Một trong những lợi thế lớn nhất của hình thức này là bạn không cần phải tốn quá nhiều tài nguyên hay chương trình quảng cáo để đưa tên và sản phẩm của mình ra cho khách hàng. Bởi các thương hiệu này đã quá thân thuộc với người tiêu dùng, cũng như đã có tiếng trên thị trường.
Các loại mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
Hiện nay, có 4 loại mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Gồm có:
Nhượng quyền thương hiệu không toàn diện
Nhìn chung, đây là loại mô hình khá lỏng lẻo, bởi bên nhượng chỉ chuyển giao một số số khía cạnh nhất định và chỉ quan tâm đến việc bán sản phẩm. Chẳng hạn như:
- Phân phối sản phẩm: Bên nhận chỉ tập trung vào phân phối sản xuất và không tham gia trực tiếp bất cứ hoạt động sản xuất nào.
- Công thức sản xuất và tiếp thị sản phẩm: Bên nhượng sẽ hướng dẫn các hoạt động tổ chức, cách vận hành và quảng bá sản phẩm cho bên nhận.
- Nhượng quyền thương hiệu: Có nghĩa là sử dụng độ nổi của thương hiệu để sản xuất các mặt hàng không cùng ngành. Ví dụ Disney (hãng phim hoạt hình lớn) cho phép cho một số số doanh nghiệp sử dụng hình ảnh film để làm đồ chơi cho trẻ, đồ gia dụng, hay quần áo,… Thương hiệu này sẽ được hưởng hoa hồng do hai bên thỏa thuận.
Do đó loại hình này chỉ thích hợp cho bên nhượng quyền muốn nhanh chóng phủ thị trường, tăng doanh thu và đi trước đối thủ.
Nhượng quyền kinh doanh toàn diện
Khác với nhượng quyền kinh doanh không toàn diện, hình thức nhượng quyền toàn diện sẽ có sự liên kết và quản lý chặt chẽ giữa bên mua và bên bán. Thời gian hợp đồng giới hạn thấp nhất từ 5 năm cho đến 30 năm. Và bên nhượng phải cung cấp ít nhất 4 yếu tố cơ bản gồm:
- Toàn bộ hệ thống bao gồm: Mô hình kinh doanh, chiến lược, quy trình vận hành, chính sách quản lý, hướng dẫn nhân viên, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo, …
- Sản phẩm và dịch vụ: Bên nhận sẽ có quyền sử dụng tất cả các loại mặt hàng hóa, dịch vụ của bên nhượng quyền.
- Hệ thống nhận diện thương hiệu: Là tất cả thành phần có thể nhìn thấy hay liên tưởng giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu hay sản phẩm.
- Công thức và công nghệ sản xuất/kinh doanh: Là phương pháp, quy trình, máy móc,… tất cả những yếu tố tạo ra các sản phẩm đó.
Bên nhận nhượng quyền phải trả 2 khoản phí cho bên nhượng. Gồm có: Phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động (thường được tính theo doanh số định kỳ). Ngoài hai khoản phí này thì bên nhận còn phải tự chi trả các khoản phí khác như cửa hàng, mua trang thiết bị quảng cáo,…
Nhượng quyền kinh doanh tham gia theo vốn đầu tư
Với hình thức này, bên nhượng quyền sẽ phải đầu tư vốn dưới dạng liên doanh với tỷ lệ nhỏ, nhưng có quyền tham gia các cuộc họp hội đồng quản trị của công ty. Tùy thuộc vào sức mạnh thương hiệu, năng lực quản lý hay đặc trưng các ngành hàng thì bên nhượng có thể xem xét thêm 3 yếu tố ưu tiên sau khi lựa chọn mô hình này. Các yếu tố đó là:
- Hiệu quả và mức độ kiểm soát hệ thống
- Chi phí phát triển và bao phủ thị trường.
- Độ lớn và tốc độ.
Nhượng quyền tham gia quản lý
Mô hình nhượng quyền tham gia quản lý thường phổ biến tại các chuỗi nhà hàng hay khách sạn. Trong đó bên nhận sẽ được bên nhượng cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra còn được chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu, công thức và mô hình kinh doanh.
Có thể thấy, tùy thuộc vào vốn đầu tư và cách thức kinh doanh mà chúng ta chọn ra mô hình nhượng quyền phù hợp. Hãy lưu ý mỗi một thương hiệu đều tồn tại rủi ro và lợi thế khác nhau. Vì vậy hãy xem xét thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.
Trên thực tế, cũng có một số bên nhượng quyền cung cấp nhiều hỗ trợ cho bên nhận, đồng thời cũng có một số bên nhượng khác sẽ cung cấp các lợi ích ít hơn. Chính vì thế, trước khi áp dụng hình thức kinh doanh này, bạn cần tham khảo xem loại nhượng quyền nào phù hợp, cân nhắc đến những tiêu chí bạn đề ra và những gì bạn đang tìm kiếm.
Tóm lại, kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là một xu hướng phổ biến hiện nay. Là một cơ hội đem lại lợi nhuận cao nhưng thách thức đưa ra cũng không hề nhỏ. Hãy tìm hiểu thật kỹ, hiểu rõ cách vận hành của nhượng quyền và những tài sản bạn đang sở hữu để tính toán và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho việc kinh doanh của mình.
Tham khảo thêm về những thương hiệu nhượng quyền khác cùng Nhượng Quyền Việt, xem tại đây!
Để quảng cáo thương hiệu nhượng quyền, đăng tin cho thuê mặt bằng, đăng tin tuyển dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hello@nhuongquyenviet.vn